Top 5 bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi

Top 5 bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi

Thời điểm giao mùa như hè sang thu, thu sang đông được đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó trong giai đoạn này trẻ rất dễ mắc bệnh. Dưới đây là tổng hợp TOP 5 bệnh lý trẻ thường gặp vào thời điểm giao mùa mà mẹ cần lưu ý.

Viêm đường hô hấp

Thông tin bệnh lý

Viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra bệnh. Viêm đường hô hấp  gồm 2 loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.

Viêm đường hô hấp trên là các bệnh lý liên quan đến các bộ phận thuộc đường hô hấp trên như mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản amidan với các bệnh lý điển hình như viêm mũi họng, viêm amidan, ho, cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh đặc trưng cho bệnh lý viêm đường hô hấp trên như sốt cao, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi xuất hiện đờm trong (đờm xanh, vàng khi có nhiễm khuẩn).

Viêm đường hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan đến khí quản, phế quản, phổi, phế nang với các bệnh lý như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,.... Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc phải bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới như khó thở, thở nhanh, mũi phập phồng cùng các triệu chứng của bệnh lý viêm đường hô hấp trên.

Cách dự phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ vào thời điểm giao mùa, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng
  • Giữ cơ thể luôn ấm
  • Hạn chế đến chỗ đông người
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra khỏi nhà
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường đề kháng

Tham khảo sản phẩm IMM tăng cường đề kháng cho trẻ

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ | Special Kid

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp trên các đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ có cơ địa mẫn cảm khi thời tiết thay đổi (thời điểm giao mùa). Các tác nhân gây dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể kể đến như: thời tiết, phấn hoa, khói bụi, thức ăn, lông động vật,... Bệnh lý viêm mũi dị ứng thường được xác định thông qua một số triệu như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi thậm chí là xuất hiện tình trạng ù tai và khó thở. Bệnh lý tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và bệnh có thể tiến triển trở nặng thành bệnh hen phế quản, hen suyễn hoặc viêm amidan.  

Để dự phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh, tăng cường cân bằng đề kháng cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bằng 1 số sản phẩm thực phẩm chức năng như Special Kid Anti- Allergies. Bên cạnh đó khi có dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và tư vấn điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa vì trẻ em là đối tượng nhạy cảm cần nhận được sự chăm sóc y tế cực kỳ nghiêm cẩn thận.

Viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ| Special Kid

Là bệnh lý rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, viêm phế quản trên trẻ thường hay gặp vào thời điểm giao mùa. Mầm bệnh được tiếp xúc với trẻ nhỏ chủ yếu thông quan môi trường xung quanh, qua đồ chơi không được vệ sinh cẩn thận. Một số biểu hiện bệnh lý của trẻ khi bị viêm phế quản như ho thường xuyên dai dẳng, ho có đờm, chảy nước mũi trong, sốt cao khó thở khiến trẻ mệt mỏi chán ăn bỏ ăn. Nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng thành suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa… 

Cảm cúm

trẻ cảm cúm | Special Kid

Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh cảm cúm là bệnh lý thường gặp với tỷ lệ cao trong thời điểm giao mùa, nguyên nhân chủ yếu do virus gây ra và rất dễ lây lan trong đường không khí. Tình trạng cúm khiến các bé gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, đau đầu, ho khan, ho có đờm, đau họng kèm các triệu chứng như sốt, đau mỏi khắp người khiến trẻ mệt mỏi chán ăn.

Cách dự phòng cảm cúm cho trẻ

Để hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm cho trẻ vào thời điểm giao mùa mẹ cần đảm bảo thực hiện một số công việc sau:

  • Giữ ấm cho trẻ trong thời điểm giao mùa đặc biệt là các vị trí như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực.
  • Hạn chế cho trẻ đến các khu vực động người và những người có biểu hiện của bệnh, nguy cơ mắc bệnh cao
  • Cho trẻ uống nước ấm thay nước lạnh, tránh ăn thức ăn được lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra, ăn ít kem, đá

Tăng cường đề kháng cho trẻ thông qua việc bổ sung thực phẩm như rau củ quả nhiều vitamin, hoặc sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường đề kháng cho trẻ như sản phẩm  Special Kid Vitamine C 100% Naturelle (Bổ sung Vitamin C 100% tự nhiên) tăng cường sức đề kháng cho trẻ.Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tiêm phòng cúm mỗi năm một lần

Bệnh sởi

Bệnh sởi ở trẻ | Special Kid

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây truyền cao với nguyên nhân chính là do virus gây ra. Các biểu hiện của bệnh lý sởi thường gặp như sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não.

Vì bệnh sởi đường lây chính là qua đường hô hấp bởi các giọt dịch bắn từ đường hô hấp hoặc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay của người bệnh. Do đó để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người nhiễm bệnh, cần hạn chế đến nơi đông người, và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.

Trong quá trình điều trị sởi cho trẻ nhỏ không nhất thiết kiêng nước, kiêng gió và kiêng ăn. Việc kiêng gió kiêng nước khiến cơ thể trẻ không đảm vệ sinh và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Còn việc kiêng ăn khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ chất khiến tình trạng bệnh có thể kéo dài hơn.

Trên đây là 5 bệnh lý trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao vào thời điểm giao mùa. Hy vọng những thông tin hữu ích trên bài viết sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh để học tập và vui chơi.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi