NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TRẺ TỰ KỶ
Trẻ chậm nói, trẻ đi nhón chân, trẻ thường mất tập trung,...có phải biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ? Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu khi trẻ mắc tự kỷ và để có phương pháp điều trị kịp thời, cha mẹ hãy tham khảo thêm thông tin trong bài viết này.
1. Tự kỷ ở trẻ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là tập hợp các rối loạn thần kinh của não bộ gây ảnh hưởng đến hành vi, khả năng giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Theo nghiên cứu mới nhất của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết, hiện trên Thế giới cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2019 đã có đến 1 triệu trẻ mắc chứng tự kỷ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Tự kỷ có nhiều mức độ khác nhau từ nặng đến nhẹ và thường khởi phát trước khi trẻ được 3 tuổi, tiếp tục diễn ra và có thể kéo dài đến suốt đời nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời.
Theo các nhà nghiên cứu, tự kỷ không phải là bệnh nên không có phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi tuyệt đối. Với những trẻ mắc chứng tự kỷ, phương pháp hỗ trợ giúp trẻ phát triển về thể chất lẫn tinh thần là rất quan trọng.
Trẻ tự kỷ là trẻ đang gặp vấn đề rối loạn thần kinh não bộ gây ảnh hưởng đến hành vi, ngôn ngữ,...
2. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ
Hiện vẫn chưa có một tổ chức y tế nào nghiên cứu và phát hiện cụ thể nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tự kỷ có thể đến từ một trong số những nguyên nhân phổ biến như:
Do yếu tố di truyền: Đây được xác định là nguyên nhân gây tự kỷ hàng đầu ở trẻ do nhóm gen quy định gây ra các biểu hiện của chứng tự kỷ. Vì vậy, nếu gia đình có người mắc chứng tự kỷ thì khả năng trẻ sinh ra mắc chứng tự kỷ là khá cao.
Do yếu tố môi trường: Có rất nhiều trẻ sinh ra phát triển khoẻ mạnh bình thường, nhưng trong những năm đầu đời, trẻ sống trong môi trường thiếu vắng tình yêu thương, trẻ cảm thấy cô đơn, sợ hãi,..cảm xúc này diễn ra lâu dần sẽ khiến trẻ mắc chứng tự kỷ.
Do biến chứng thai kỳ: Trẻ có 1.000 ngày đầu đời để hoàn thiện và phát triển, trong đó bao gồm cả quá trình mang thai. Trong thai kỳ, nếu mẹ gặp phải một số vấn đề bệnh lý như: cúm, sởi, nhiễm độc thai nghén hoặc những mẹ bầu thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá hoặc các loại thuốc kháng sinh, thuốc an thần,..sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi và khi sinh ra những trẻ này có tỷ lệ mắc chứng tự kỷ cao hơn trẻ bình thường.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ em như: Trẻ sinh non dưới 35 tuần, trẻ bị vàng da nhân não trong giai đoạn sơ sinh, trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng, trẻ thiếu oxy lên não, trẻ bị viêm màng não,…
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ: do di truyền, môi trường sống,...
3. Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tự kỷ theo từng độ tuổi
Tự kỷ ở trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào mức độ và độ tuổi của trẻ. Để biết được trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không, cha mẹ nên nắm được các dấu hiệu điển hình của tự kỷ để kịp thời can thiệp giúp trẻ phát triển kỹ năng, hoà nhập với xã hội.
3.1 Dấu hiệu trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc tự kỷ
- Trẻ không thể hiện sự thích thú trên khuôn mặt
- Trẻ không giao tiếp bằng ánh mắt khi tiếp xúc với bố mẹ, người thân.
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên hoặc không phản xạ khi có tiếng động lớn.
- Trẻ chưa phát âm ê a hay bập bẹ.
- Trẻ không tỏ ra thích thú khi chơi với bạn cùng trang lứa hay người thân.
- Trẻ không thể hiện cảm xúc vui, giận giữ hoặc không dùng hành động, cử chỉ khi muốn lấy thứ gì đó.
3.2 Dấu hiệu trẻ 1 - 2 tuổi mắc tự kỷ
- Trẻ không giao tiếp với mọi người bằng ánh mắt, không cười đùa.
- Trẻ chưa thể nói những câu từ đơn khi 2 tuổi.
- Trẻ không thể hiện ngôn ngữ để giao tiếp.
- Trẻ không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh.
- Trẻ có hành vi lặp lại hành động.
- Trẻ thường đi nhón chân hoặc chậm biết đi khi được 2 tuổi.
Biểu hiện của chứng tự kỷ ở trẻ khác nhau theo từng độ tuổi.
3.3 Dấu hiệu trẻ từ 2 - 5 tuổi mắc tự kỷ
- Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội.
- Trẻ muốn có không gian riêng, không quan tâm tới chỗ đông người.
- Trẻ tập trung vào màu sắc, hình dạng của một đồ vật nhất định.
- Trẻ không có khả năng sáng tạo, chậm tiếp thu.
- Trẻ biểu hiện sự tức giận, phản kháng khi không vừa ý.
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cho trẻ đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để có những đánh giá, chẩn đoán cụ thể về tình trạng trẻ đang gặp phải.
Với trẻ tự kỷ, môi trường sống tích cực và sự quan tâm của cha mẹ, gia đình là phương pháp cải thiện tình trạng của trẻ tốt nhất. Để cải thiện được hành vi, nhận thức của trẻ tự kỷ, cha mẹ cần kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng con vượt qua khó khăn, từ đó giúp con hòa nhập được với xã hội.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ tự kỷ. Tăng cường bổ sung DHA cho trẻ tự kỷ là chế độ dinh dưỡng được nhiều bác sĩ khuyên dùng bởi DHA là dưỡng chất tốt cho sự phát triển của não bộ, cung cấp đủ DHA giúp não bộ phát triển, tăng cường nhận thức cho trẻ tự kỷ.
Special Kid Omega Capsules – Bổ sung DHA từ dầu tảo biển tự nhiên giúp cung cấp DHA cho não bộ, đồng thời cung cấp Vitamin A; Vitamin E; Vitamin D cho trẻ. Hiện sản phẩm nhận được sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt và được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec khuyên dùng.
Special Kid luôn có đội ngũ chuyên gia sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ giúp trẻ tự kỷ sớm hoà nhập với cộng đồng. Mẹ cần tư vấn sức khỏe hoặc sản phẩm, liên hệ ngay hotline 0944 925 915.
Xem thêm thông tin tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/specialkid.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@specialkidvietnam
Nguồn: Tổng hợp