Những bệnh thường gặp của trẻ sơ sinh
Viêm đường hô hấp, vàng da, rối loạn tiêu hóa...là các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các bệnh lý ở trẻ sơ sinh phần lớn không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần nắm bắt thông tin, nhận biết dấu hiệu của bệnh để chủ động phòng tránh và xử lý khi trẻ gặp phải.
1.Các bệnh liên quan đến hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn non yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như: cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…
1.1 Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
Cảm lạnh là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên virus dễ tấn công vào mũi và họng của trẻ gây ra cảm lạnh.
Khi bị cảm lạnh trẻ sơ sinh thường có triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi. Mẹ nên chú ý đến màu sắc của nước mũi khi trẻ sơ sinh cảm lạnh, trong những ngày đầu nước mũi sẽ có màu trong, sau đó chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, mẹ nên chú ý đến chế độ chăm sóc như sau:
- Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tăng cữ bú hoặc tăng số lần ăn sữa công thức cho trẻ.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, tránh tình trạng mất nước do sốt ở trẻ.
- Vệ sinh mũi cho trẻ là điều quan trọng và cần thiết khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi bằng miệng hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút sạch dịch trong mũi bé, phòng dịch chảy xuống họng gây ho và viêm họng.
- Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
Đặc biệt, mẹ phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể cho trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ hoặc có các triệu chứng bỏ bú, li bì, khò khè…hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
1.2 Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết trẻ đều gặp phải tình trạng viêm đường hô hấp trên ít nhất 1 lần trong độ tuổi sơ sinh. Viêm đường hô hấp trên thường do một số loại virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus corona, virus adeno,..gây ra.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh mắc viêm đường hô hấp trên gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ 38,5 độ C, quấy khóc,…
Vệ sinh sạch sẽ đường thở (mũi) cho trẻ sơ sinh khi bị viêm đường hô hấp trên là cách chăm sóc được bác sĩ khuyên làm. Tuy nhiên, mẹ không nên hút, rửa mũi quá nhiều lần trong ngày cho trẻ tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
Khi bị viêm đường hô hấp trên đa số trẻ sẽ có sốt nhẹ, mẹ nên bổ sung nước để bù dịch tránh mất nước do sốt cho trẻ.
Mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ bởi nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên là do virus mà kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
1.3 Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Virus vẫn là nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, đa số trẻ sơ sinh viêm tiểu phế quản là do biến chứng của cảm lạnh thông thường không được chăm sóc đúng cách gây ra.
Vậy nên trong giai đoạn đầu của viêm tiểu phế quản, trẻ có các triệu chứng điển hình của cảm lạnh như: chảy nước mũi, nghẹt mũi sau đó dịch mũi chảy xuống họng gây ho, thở khò khè, gây sưng tấy do các chất nhầy tích tục trong đường dẫn khí (tiểu phế quản) khiến mẹ mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường kéo dài 1 – 2 tuần. Trẻ sơ sinh viêm tiểu phế quản có thể chăm sóc và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách: vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, bế trẻ theo chiều thẳng đứng giúp lưu thông đường thở, tăng cữ bú và bổ sung nước cho trẻ (trên 6 tháng tuổi).
Trẻ bị viêm tiểu phế quản chuyển biến rất nhanh, vì vậy mẹ nên theo dõi sát sao để nắm được tình trạng bệnh, đưa trẻ đi đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng: da nhợt nhạt, khó thở, khóc không thành tiếng, ho thành cơn, thở khò khè, phản ứng chậm hoặc bỏ bú.
1.4 Viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết trẻ sơ sinh mắc viêm phổi là do biến chứng của cảm lạnh, viêm đường hô hấp, viêm tiểu phế quản do virus khoặc vi khuẩn xâm nhập và gây ảnh hưởng đến phổi.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường sốt cao, bỏ bú, nôn trớ, hơi thở ngắn và gấp do các phế nang trong phổi lúc này đang chứa mủ và dịch khiến hạn chế lượng oxy cung cấp cho phổi gây khó khăn cho việc hít thở của trẻ.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh nguy hiểm nên không thể tự điều trị tại nhà. Đa số trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ được thăm khám và điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. Với những trường hợp viêm phổi do vi khuẩn sẽ được bác sĩ điều trị theo phác đồ thuốc kháng sinh. Những trường hợp viêm phổi do virus sẽ tuỳ theo mức độ nặng nhẹ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị riêng.
Vì viêm phổi là bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần chú ý đến chế độ chăm sóc khi trẻ mắc bệnh:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ
- Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C (4 tiếng/lần)
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liệu trình bác sĩ kê
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá, khói, bụi
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị viêm phổi cho trẻ
- Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi
Viêm phổi là chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
2. Các bệnh về tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh
Khi sinh ra hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh vẫn đang dần thích nghi và hoàn thiện. Vậy nên, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hoá như: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,..
2.1 Đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
Tình trạng đầy hơi xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh nhất là những trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá kém do sinh non, nhiễm trùng đường tiêu hoá thì triệu chứng đầy hơi sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chủ yếu là do bé nuốt phải quá nhiều không khí khi bú hoặc khi trẻ khóc. Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi trẻ sẽ cáu gắt, khó chịu hơn bình thường, xì hơi hoặc ợ hơi liên tục, đồng thời bụng bé sẽ hơi căng tròn.
Đầy hơi ở trẻ sơ sinh không phải vấn đề quá đáng lo ngại, mẹ có thể giảm đầy hơi cho trẻ tại nhà bằng một số cách:
- Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho trẻ
- Cho trẻ bú đúng tư thế tránh nuốt phải khí
- Không cho trẻ ăn quá no
- Vỗ ợ hơi cho trẻ mỗi khi bú xong
- Tập các bài tập đạp xe, tay chân kết hợp giúp bé xì hơi
Nếu tình trạng đầy hơi của trẻ kéo dài trong vòng 1 tuần khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.
2.2 Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi số lần đi vệ sinh của trẻ thường nhiều hơn (3-5 lần/ngày) khiến nhiều mẹ lo lắng không biết có phải trẻ đang gặp tình trạng tiêu chảy hay không.
Vậy nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy như:
- Đi ngoài trên 5 lần/ngày
- Phân lỏng hoặc nhiều nước
- Đi ngoài kèm triệu chứng nôn mửa
- Quấy khóc, bỏ bú
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc bổ sung bất cứ thứ gì cho hệ tiêu hoá của trẻ. Để yên tâm hơn về sức khỏe của trẻ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các triệu chứng:
- Nôn mửa liên tục
- Tiêu chảy kèm sốt trên 38 độ C
- Phân có máu hoặc chất nhầy
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc liên tục hoặc li bì.
2.3 Táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón chủ yếu là do thay đổi chế độ ăn (thay đổi sữa, thay đổi khẩu phần, số lần ăn,..). Khi bị táo bón trẻ sẽ có các biểu hiện, mẹ có thể nhận biết được như:
- Trẻ đi vệ sinh nặng 2 lần/tuần.
- Trẻ phải dùng nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh.
- Phân khô, cứng và vón cục.
- Bụng bé cứng và to do không đi vệ sinh được.
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên mẹ cũng nên có chế độ chăm sóc phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ:
- Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ vận động.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ.
- Tắm nước ấm cho trẻ giúp kích thích vùng bụng và nhu động ruột cho trẻ.
Táo bón khiến trẻ khó chịu
3. Các bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Hăm tã, vàng da, chàm da,..là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3.1 Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do thường xuyên tiếp xúc với tã ẩm ướt trong thời gian dài. Hăm ta chủ yếu xảy ra ở vùng bẹn, mông, bộ phận sinh dục của trẻ.
Hăm tã có thể dễ dàng nhận ra khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu
- Vùng da tiếp xúc với tã bị mẩn đỏ
- Mụn đỏ xuất hiện ở vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục
- Bé ngứa ngáy, khó chịu khi bị hăm
- Xuất hiện các vết loét ở vùng hăm
Hăm tã ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách: vệ sinh cho trẻ, thay tã thường xuyên, để da trẻ thông thoáng, lựa chọn loại tã phù hợp với da của trẻ,…Mẹ tuyệt đối không tự ý bôi hoặc tác động mạnh đến vùng da hăm của trẻ tránh nhiễm trùng cho da.
3.2 Vàng da ở trẻ sơ sinh
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ quan sát thấy trẻ bị vàng da mặt, cổ, ngực,…có thể trẻ đang gặp phải vấn đề vàng da sinh lý.
Đa số trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ giảm dần sau 1 đến 2 tuần mà không cần can thiệp.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể gặp phải tình trạng vàng da bệnh lý nếu có một trong những dấu hiệu như:
- Mắt trẻ có màu vàng ở phần lòng trắng
- Da bàn tay, bàn chân có màu vàng
- Nước tiểu màu vàng sẫm
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý sẽ phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp vàng da bệnh lý ở thể nhẹ các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chiếu đèn vàng da (Dùng một loại ánh sáng đặc biệt chiếu vào da trẻ giúp bilirubin thành một dạng dễ phân hủy hơn). Trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý nặng có thể sẽ phải thay máu.
Vàng da sinh lý là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
3.3 Chàm da ở trẻ sơ sinh
Khi bị Chàm Eczema (Chàm da) da trẻ sẽ bị đỏ, khô, ngứa và viêm. Chàm Eczema bao gồm các vấn đề liên quan đến viêm da như: viêm da dị ứng, chàm sữa, tổ đỉa, viêm da tiết bã.
Chàm Eczema có thể lây lan giữa các vùng da, vì vậy mẹ nên chú ý đến chế độ chăm sóc da cho trẻ như:
- Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ
- Không tắm nước nóng khiến khô da trẻ (nên tắm nước ấm)
- Mặc quần áo khô, thoáng cho trẻ
- Thường xuyên cấp ẩm cho da
Với những trường hợp trẻ bị Chàm Eczema nặng với các dấu hiệu: nứt da, rỉ máu, mơng mủ,…mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám.
Đối với trẻ sơ sinh việc chăm sóc da rất quan trọng, da của bé cần được dưỡng ẩm thường xuyên để tránh tình trạng khô từ đó gây ra các bệnh lý về da. Để dưỡng ẩm da cho bé, mẹ nên dùng dầu massage, sữa tắm dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm cho bé. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé, mẹ nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, thành phần,...để đảm bảo an toàn cho con.
Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Special Kid Calendula Cream - Kem dưỡng da giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm mềm da, giúp da mịn màng - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp. Hiện sản phẩm được các các sĩ tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec khuyên dùng.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu chưa thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Dó đó, chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.
Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Special Kid luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ liên quan đến sức khoẻ và các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh qua hotline 0944 925 915.
Special Kid: “Nâng tầm thể chất, xứng tầm trí tuệ”
Xem thêm thông tin tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/specialkid.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@specialkidvietnam
Nguồn: Tổng hợp