Trẻ bị viêm xoang mũi và những điều cần biết

Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi của bé bị viêm nhiễm, gây ra nhiều khó chịu. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, với khoảng 6,6% trẻ em đến khám tại bệnh viện nhi vì bệnh này. Viêm xoang thường xuất hiện sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ tại Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM năm 2024 diễn ra ngày 14/12, TS.BS Lê Trần Quang Minh - Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, tại bệnh viện, bệnh lý mũi xoang chiếm tỷ lệ khoảng 30-35% số lượng bệnh nhân đến khám hàng năm. Số bệnh nhân mũi xoang hiện nay có xu hướng gia tăng do liên quan nhiều đến yếu tố khí hậu, môi trường.

Tại Việt Nam nói chung, TP.HCM và Hà Nội nói riêng, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng dẫn tới bệnh viêm mũi xoang cũng ngày càng nhiều. Việc gia tăng này diễn ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân viêm xoang mũi ở trẻ

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ việc bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), vi khuẩn Haemophilus influenzae, vi khuẩn E.coli... là những "kẻ gây rối" phổ biến. Chúng thường "lẻn" từ vùng họng của bé, rồi di chuyển ngược lên các xoang mũi, gây viêm nhiễm khó chịu.

  • Do khởi phát từ một số bệnh lý như viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, suy giảm miễn dịch. Hoặc trẻ có các dị tật và bất thường liên quan đến giải phẫu hốc mũi như vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm hay VA vòi... Các bệnh lý trên nếu không được điều trị dứt điểm mà kéo dài dai dẳng khiến niêm mạc trẻ trở nên phù nề, lỗ thông mũi xoang trở nên tắc do đó dẫn đến đến tình trạng dịch bị đọng bên trong lâu ngày sẽ dẫn tới trình trạng viêm xoang ở trẻ

Một số yếu tố khác làm tình trạng viêm xoang nặng hơn có thể kể đến như:

  • Trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá, khói than
  • Trẻ có cơ địa dị ứng.

Triệu chứng viêm xoang mũi ở trẻ

Triệu chứng viêm xoang mũi ở trẻ| Special Kid

Do trẻ nhỏ chưa thể miêu tả được rõ ràng và nhận biết được các dấu hiệu của bệnh nên gặp khó khăn trong quá trình xác định bệnh lý. Tuy nhiên mẹ có thể xác định được bé có bị viêm xoang hay không thông qua một số triệu chứng đặc trưng của bệnh trên trẻ em như: 

  • Chảy mũi đặc, xanh hay vàng có mùi hôi và tanh
  • Tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, dịch đờm chảy xuống họng và thanh quản của trẻ
  • Xuất hiện tình trạng sốt theo từng đợt (nhẹ hoặc cao tuỳ theo mức độ bội nhiễm)
  • Hơi thở hôi và tiếng thở khò khè
  • Nghẹt mũi, mất khả năng ngửi, phải há mồm để thở khiến trẻ quấy khóc nhiều
  • Đau tai, ù tai

Những biến chứng nguy hiểm của viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ

Biến chứng do viêm xoang mũi ở trẻ| Special Kid

Viêm xoang không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và kịp thời, bệnh tình diễn biến kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ mà mẹ cần đặc biệt lưu ý như:

  • Áp xe não, viêm não, viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết
  • Suy giảm thị lực, viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt hoặc có thể mù mắt do tổn thương dây thần kinh thị giác (viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu)
  • Viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần có thể khiến giảm thính lực
  • Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn
  • Bệnh nhức đầu kéo dài dai dẳng

Cách phòng tránh viêm mũi xoang cho trẻ

Để dự phòng bệnh lý viêm xoang có thể xảy ra trên trẻ em cần tiến hành thực hiện và tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

  • Khi ra khỏi nhà, cần sử dụng khẩu trang y tế để giảm nguy cơ hít phải khói bụi, các chất bụi bẩn độc hại
  • Không cho bé lại gần các khu vực có nhiều khói thuốc lá, khói bụi
  • Không sử dụng các thuốc nhỏ mũi nếu chưa chắc chắn về tình trạng của bé
  • Hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên
  • Tránh xa môi trường có dị nguyên gây dị ứng nếu trẻ có cơ địa dị ứng
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi xoang cho trẻ hàng ngày, vệ sinh nhẹ nhàng 1-2 lần/ngày, không xịt rửa mạnh
  • Rửa tay trước khi ăn, sau ăn và sau khi tiếp xúc với người ốm
  • Khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng, nên đứa bé đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn tại các xoang

Điều trị viêm mũi xoang

Điều trị viêm xoang mũi ở trẻ| Special Kid

Nguyên tắc điều trị viêm xoang

Trong điều trị viêm xoang nói chung và cho trẻ nói riêng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Làm giảm các triệu chứng trên lâm sàng mà trẻ gặp phải
  • Giải quyết nguyên nhân nhiễm trùng nếu có: siêu vi, vi khuẩn, nấm
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: khói thuốc lá, bụi nhà, lông vũ, phấn hoa
  • Điều trị các bệnh nền nếu có (trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch)
  • Điều trị các bất thường về giải phẫu mũi xoang nếu có

Điều trị viêm xoang cấp tính

Đối với bệnh lý viêm xoang ở trẻ nhỏ, phần lớn tình trạng gặp phải là ở giai đoạn cấp tính. Phác đồ điều trị hiện nay được sử dụng trong điều trị bao gồm các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp giải quyết các nguyên nhân gây viêm xoang có liên quan đến vi khuẩn. Nếu sử dụng kháng sinh trong 3-5 ngày theo chỉ định của bác sĩ mà tình trạng bệnh lý không cải thiện mẹ cần đưa bé đến thăm khám lại để bác sĩ xem xét và tiến hành đổi thuốc nếu cần thiết.
  • Thuốc dị ứng: Trường hợp nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ là do dị ứng dẫn tới thì việc sử dụng thuốc chống dị ứng trong điều trị là điều tất yếu (chủ yếu là thuốc kháng histamin và các thuốc dị ứng có tác dụng giảm sưng và phù nề)

Điều trị hỗ trợ

Hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi ở trẻ| Special Kid

Trong quá trình điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, mẹ nên kết hợp thêm một số phương pháp điều trị hỗ trợ thêm để cải thiện thêm tình trạng sức khỏe của trẻ:

  • Bổ sung vitamin bằng cách thêm nhiều rau hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước, làm loãng dịch mủ trong mũi xoang
  • Rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Xông họng, xông mũi với tinh dầu hàng ngày để làm thông thoáng đường thở (1-2 lần/ ngày)
  • Chườm ấm để giảm tình trạng đau nhức xoang
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong mùa hanh khô hoặc khi sử dụng điều hòa
  • Kê gối cao khi ngủ giúp trẻ dễ thở hơn

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh lý viêm xoang cho trẻ và cách dự phòng, điều trị bệnh. Ba mẹ đừng ngần ngại mà hãy nhắn tin ngay cho Special Kid để được hỗ trợ kịp thời, đúng cách nhé!

 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi