Trẻ thiếu sắt và những điều mẹ cần biết
Thiếu sắt thường gặp ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 1- 5 tuổi. Thiếu sắt ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Làm sao để biết trẻ có đang bị thiếu sắt hay không? Phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ như thế nào? Cùng Special Kid tìm hiểu trong bài viết này.
Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc điều phối quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến từng tế bào. Bên cạnh đó sắt cũng là vi khoáng cần thiết cho sự phát triển nói chung của trẻ và hệ miễn dịch nói riêng.
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã thống kê trong năm 2019 – 2020, trung bình cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt không phân biệt khu vực sinh sống và độ tuổi trẻ thiếu sắt tập trung trong khoảng 6 tháng – 5 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị thiếu sắt. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu sắt như:
- Thiếu sắt trong giai đoạn bào thai: Sắt là một vi chất cần thiết mẹ cần bổ sung khi mang thai. Sắt đóng vai trò chính trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi. Nếu mẹ không cung cấp đủ nguồn sắt dự trữ khi mang thai thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ thiếu sắt rất cao. Bởi theo nghiên cứu khi với những trẻ sinh đủ tháng và mẹ có bổ sung sắt dự phòng khi mang thai, sau sinh trẻ sẽ có khoảng 2500-3000 mg sắt, đủ dùng trong 6 tháng đầu đời.
- Thiếu sắt do chế độ ăn không đáp ứng: Đối với trẻ trên 6 tháng, bắt đầu giai đoạn ăn dặm thường sẽ thiếu sắt bởi lúc này chế độ ăn của trẻ không đáp ứng đủ lượng sắt cơ thể cần thông qua các loại thực phẩm hằng ngày. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ cần xây dựng thực đơn phong phú, giàu sắt để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể trẻ.
Biếng ăn khiến trẻ thiếu sắt
- Thiếu sắt do trẻ mắc bệnh đường tiêu hoá: Đối với những trẻ có hệ tiêu hoá kém, thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt và gây ra tình trạng thiếu sắt
- Thiếu sắt do bổ sung sai cách: Sai lầm khi dùng sắt cho bé như kết hợp cùng canxi hoặc quên bổ sung vitamin C sẽ khiến giảm hấp thu và không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể
Nhận biết dấu hiệu khi trẻ thiếu sắt
Mệt mỏi, xanh xao là dấu hiệu khi trẻ thiếu sắt
Giai đoạn đầu khi trẻ thiếu sắt thường khó có thể nhận biết. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ một số dấu hiệu dưới đây mẹ sẽ nhận biết được trẻ đang có nguy cơ thiếu sắt, cần được bổ sung
- Trẻ mệt mỏi, xanh xao: Với một đứa trẻ đang phát triển bình thường mà có dấu hiệu mệt mỏi, da xanh xao rất có thể trẻ đang thiếu sắt. Bởi huyết sắc tố chứa sắt có chức năng vận chuyển oxy đến tế bào. Khi cơ thể không đủ sắt, lượng oxy trong cơ thể ít đi, trẻ sẽ mất năng lượng, mệt mỏi, đuối sức hoặc da xanh xao, nhợt nhạt, đặc biệt là ở lòng bàn tay
- Trẻ ít vận động: Khi thiếu sắt cơ thể mệt mỏi khiến trẻ không đủ năng lượng để vận động hay đùa nghịch
- Móng tay giòn, dễ gãy: Móng tay giòn, dễ gãy là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ thiếu sắt.
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu: Trong giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý. Tuy nhiên, nếu trẻ mệt mỏi, thường xuyên biếng ăn hoặc bỏ bữa sẽ dẫn đến tình trạng còi cọc, chậm phát triển do thiếu sắt
Ngoài ra trẻ thiếu sắt còn có các dấu hiệu như: suy giảm miễn dịch, tay chân lạnh, đánh trống ngực, lưỡi và miệng sưng đau,…
Thiếu sắt ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?
Miễn dịch suy yếu, trẻ hay ốm vặt khi thiếu sắt
Thường các bậc phụ huynh sẽ quan tâm bổ sung vi chất như canxi, DHA…cho trẻ mà không mấy quan tâm đến việc bổ sung sắt. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng khi trẻ thiếu sắt sẽ gây ra nhiều hệ luỵ đến sức khỏe của trẻ như:
- Trẻ kém tập trung: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thiếu sắt sẽ khiến trẻ suy giảm trí nhớ, chậm phát triển trí não. Bởi khi thiếu sắt não bộ sẽ không được cung cấp đủ oxy để hoạt động khiến trẻ mệt mỏi, mất tập trung
- Suy giảm miễn dịch: Thiếu sắt là lý do khiến trẻ hay ốm vặt. Vì thiếu sắt khiến quá trình sản sinh bạch cầu và tế bào Lympho T suy giảm, hàng rào phòng ngự nới lỏng tạo điều kiện cho các mầm bệnh tấn công. Hệ quả là trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm đường hô hấp,…
- Hoạt động bị trì trệ: Hoạt động trong cơ thể không thể diễn ra bình thường nếu thiếu sắt. Bởi đây là hoạt chất quan trọng giúp vận chuyển oxy đến các tế bào đồng thời chi phối hệ miễn dịch và sức đề kháng. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc cơ thể không đủ “năng lượng” để hoạt động do đó các quá trình cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào?
Để phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ hoặc cải thiện tình trạng thiếu sắt cho trẻ, phụ huynh có thể bổ sung sắt cho trẻ bằng những cách sau:
Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu
Với những trẻ sinh đủ tháng và mẹ bổ sung sắt trong thai kỳ thì trẻ đã đủ lượng sắt trong những tháng đầu. Tuy nhiên, với những trẻ sinh non, sinh đôi không có đủ lượng sắt dự trữ cần được bổ sung sắt thông qua nguồn sữa mẹ.
Để đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết cho bé, giai đoạn này chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đặc biệt chú trọng. Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại hạt và rau xanh. Ngoài ra để tăng hấp thụ sắt, mẹ đừng quên bổ sung cho mình thực phẩm giàu vitamin C như cam, táo, bưởi, lê,..
Bổ sung sắt cho trẻ thông qua nguồn thực phẩm
Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho trẻ trong thực đơn hàng ngày
Đối với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, ăn thô, mẹ nên chú trọng đến nguồn thực phẩm giàu sắt để bổ sung cho trẻ. Một số loại thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn cho bé như: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu để nấu cháo, xào khô, hầm nhừ. Hoặc sử dụng hải sản như cá ngừ, tôm, cua, sò, hến để đổi vị làm cháo, nấu canh hoặc sốt chua ngọt. Bên cạnh đó các loại gia cầm, trứng, nội tạng động vật cũng là nguồn sắt dồi dào cho bé. Các loại rau có màu xanh như bó xôi, rau muống, súp lơ, các loại đậu hoặc trái cây khô giúp cung cấp 1 lượng sắt nhất định cho trẻ.
Khi cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các loại quả giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt
Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ.
Lượng sắt trẻ nhận được từ nguồn thực phẩm sẽ không nhiều bởi cơ thể trẻ chỉ hấp thụ được 5-15% lượng sắt từ thực phẩm. Tính ra với nhu cầu 8mg sắt 1 ngày, trẻ nhỏ sẽ cần khoảng 160mg sắt từ thực phẩm, tương đương với 23 lòng đỏ trứng gà.
Điều này không khả thi khi bổ sung lượng thực phẩm lớn hơn nhu cầu của trẻ. Để cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé mà mẹ có thể lựa chọn sản phẩm khác nhau. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ưu tiên sử dụng sắt dạng siro hoặc nước. Đặc biệt khi lựa chọn sản phẩm cho trẻ cần chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ, thành phần tự nhiên, an toàn cho trẻ.
Tóm lại, sắt là vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chủ động bổ sung sắt cho trẻ đảm bảo trẻ luôn đủ sắt cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Chuyên gia của Special Kid luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của phụ huynh về các vấn đề liên quan đến sản phẩm và sức khỏe của trẻ thông qua hotline 0944925915