Trẻ thiếu tập trung, giảm chú ý có phải bệnh lý?

Trẻ hiếu động, mải chơi, đôi khi sẽ không tập trung chú ý khi học tập hoặc không chú ý vào một vấn đề gì đó là điều bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên mất tập trung, kết quả học tập kém thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề thiếu tập trung do một số bệnh lý gây ra. Làm sao để cha mẹ có thể phân biệt được khi nào trẻ thiếu tập trung do bệnh lý và thiếu tập trung do hiếu động. Cũng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé

Trẻ thiếu tập trung có dấu hiệu gì?

Đối với trẻ từ 0 – 10 tuổi việc thiếu tập trung hoặc không quá chú ý vào các vấn đề cha mẹ nói là tình trạng phổ biến. Nhưng cũng rất khó để cha mẹ có thể phân biệt được đâu là khi trẻ thiếu tập trung thông thường và đâu là khi trẻ thiếu tập trung cần phải can thiệp.

Dấu hiệu trẻ thiếu tập trung thông thường

Trẻ thiếu tập trung thông thường | Special Kid

Xem quá nhiều điện thoại khiến trẻ mất tập trung 

Đây là tình trạng mà hầu hết em bé nào cũng gặp phải, cha mẹ có thể quan sát thấy con mình có các biểu hiện như:

  • Trẻ rất tò mò về một vấn đề gì đó nhưng chỉ được vài phút nếu không hấp dẫn trẻ sẽ không quan tâm nữa
  • Trẻ dễ bị phân tâm, không thích ngồi yên một chỗ
  • Trẻ cảm thấy không hứng thú, không tập trung học tập
  • Khả năng ghi nhớ của trẻ hơi chậm hơn so với các bạn
 
 

Trẻ thiếu tập trung do bệnh lý

Tre thieu tap trung do benh ly | Special Kid

Thiếu tập trung có thể do trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ thiếu tập trung do bệnh lý được chia làm 2 loại phổ biến sau:

  • Trẻ thiếu tập trung do hội chứng tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD). Hiện số trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày càng tăng cao do rất nhiều nguyên nhân như: thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai, môi trường sống….Trong đó tỷ lệ bé trai mắc hội chứng tăng động giảm chú ý cao hơn bé gái gập 2-4 lần. Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện: cáu giận, tăng động, kém tập trung….
  • Trẻ thiếu tập trung do hội chứng rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder - ADD). Những trẻ mắc chứng này thường không tăng động, bốc đồng hay cáu giận mà thay vào đó là trẻ hay sao nhãng, không tập trung, dễ bị phân tâm không thích các hoạt động yêu cầu sự tập trung hoặc kỷ luật cao

Với trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ thì việc để xác định trẻ đang thiếu tập trung do sinh lý hay bệnh lý là không dễ dàng. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện của thiếu tập trung trong thời gian dài và các hành động phản kháng của trẻ ngày càng tăng lên thì cha mẹ có thể đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ chuyện môn có đánh giá chính xác nhất về vấn đề trẻ đang gặp phải.

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

Nguyên nhân khiến trẻ chậm chú ý | Special Kid

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung. Với trẻ thiếu tập trung thông thường, các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ bao gồm:

  • Trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm. Xã hội phát triển, những chiếc điện thoại Smart phone không còn quá xa lạ và rất nhiều gia đình thường cho trẻ xem điện thoại khi trẻ ăn, hoặc khi ba mẹ bận việc gì đó muốn trẻ ngồi im. Chính những việc làm này khiến trẻ “nghiện” điện thoại và khó tập trung làm những việc khác. Ví dụ trẻ đang học nhưng nhìn thấy điện thoại là trẻ muốn xem điện thoại không muốn học nữa. Bên cạnh đó các tia bức xạ từ những thiết bị này làm giảm khả năng phát triển của não bộ, hình thành thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
  • Trẻ sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn hoặc áng sáng cao, không đủ ánh sáng cũng khiến trẻ thiếu tập trung
  • Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ khiến trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Trẻ có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, các chất omega 3, kẽm, vitamin…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và khả năng tập trung của trẻ. Nếu trẻ thiếu chất sẽ gây thiếu tập trung
  • Đối với những trẻ thiếu tập trung do bệnh lý sẽ có những nguyên nhân cơ bản như sau:
  • Trẻ có thể trạng yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của não bộ. Với những trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hoặc trẻ béo phì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ
  • Trẻ thiếu tập trung do tâm lý, những trẻ dễ bị căng thẳng, lo sự hay tự ti sẽ có khả năng tập trung kém hơn trẻ bình thường, lâu dần đây sẽ là điểm yếu của trẻ trong cuộc sống hàng ngày
  • Trẻ thiếu tập trung do di truyền. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc bé kém tập trung có nguyên nhân do di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng thiếu tập trung, trẻ em sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
  • Trẻ thiếu tập trung do thiếu vi chất: Như đã đề cập ở trên thiếu vi chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung ở trẻ.

Cải thiện tình trạng thiếu tập trung ở trẻ bằng cách nào?

Cải thiện thiếu tập trung ở trẻ | Special Kid

Bổ sung Omega-3 giúp trẻ tăng cường tập trung

Để cải thiện tình trạng thiếu tập trung cho trẻ cha mẹ cần thời gian và kiên nhẫn đồng hành cùng con. Từ những nguyên nhân gây thiếu chú ý ở trẻ cha mẹ sẽ có những cách khắc phục phù hợp hơn.

  • Với trẻ từ 2 – 5 tuổi nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi bổ ích, sáng tạo thay vì để trẻ dành quá nhiều thời gian vào việc xem điện thoại, tivi. Một số trò chơi tăng sự tập trung và sáng tạo cho trẻ như: xếp hình, giải ô chữ, lego,…
  • Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya để tránh ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ tăng cường sự tập trung. Tích cực cùng trẻ tham gia các hoạt động tập thể, vận động, thể dục điều độ.
  • Đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là omega 3, sắt, kẽm và các loại vitamin có trong cá hồi, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, tôm, cua, hải sản, các loại rau có màu xanh đậm để tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ
  • Với trẻ thường xuyên mất tập trung cha mẹ nên chia nhỏ các công việc thành nhiều bước để trẻ dễ dàng hoàn thành và thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
  • Hãy khen thưởng khi trẻ hoàn thành công việc được giao. Những điều này sẽ là động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng để cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ của mình.
  • Thay vì tạo quá nhiều áp lực sẽ khiến con ngày càng chán nản, tự ti và thất vọng về bản thân. Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng trẻ cũng là một cách giúp trẻ bớt căng thẳng, áp lực khi gặp vấn đề khó giải quyết.
  • Bổ sung DHA giúp cải thiện não bộ, tăng cường tập trung cho trẻ.

Bổ sung Omega-3 cho trẻ sẽ kích thích sự hoạt động của các tế bào thần kinh giúp các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau tốt hơn nhằm duy trì hoạt động bình thường của não bộ. Việc bổ Omega-3 đúng cách làm giảm tăng động, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và nhận thức ở trẻ nhỏ.

Cùng với những phương pháp cải thiện sự tập trung cha mẹ nên tham khảo bổ sung sản phẩm giúp tăng cường trí não cho trẻ như Special Kid Omega Capsules.

Với thành phần DHA được chiết xuất từ dầu tảo biển tự nhiên, an toàn và lành tính sẽ đem lại nhiều lợi ích cho não bộ của trẻ như:

  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ, cải thiện khả năng tập trung, tư duy, ghi nhớ hiệu quả.
  • Nuôi dưỡng và bảo vệ thị lực cho trẻ.
  • Tốt cho hệ tim mạch của  trẻ.
  • Bổ sung đồng thời các vitamin A, E, D3, K2 giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn não bộ.

Hi vọng với những thông tin Special Kid đã cung cấp cha mẹ sẽ cải thiện được tình trạng thiếu tập trung cho trẻ kịp thời và hiệu quả.

Chuyên gia của nhãn hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và sản phẩm bổ sung Omega 3 cho trẻ thông qua Hotline 0944925915

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi