Những bệnh thường gặp của trẻ vào mùa hè

Cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, rôm sảy,…là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Các bậc phụ huynh nên lưu ý cách phòng tránh và chăm sóc cho trẻ để bé có một mùa hè khỏe mạnh. 

1.Các bệnh trẻ thường gặp trong mùa hè

Mùa hè là thời điểm trẻ em được thỏa sức vui chơi, khám phá. Tuy nhiên, mùa hè thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số trẻ mắc bệnh vào mùa hè tăng cao, do sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Cùng “điểm danh” một số bệnh thường gặp của trẻ trong mùa hè: 

1.1  Các bệnh về hô hấp. 

Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là trong mùa hè. Viêm đường hô hấp trên gồm các vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng như: Cảm lạnh, cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,…Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp trên như: virus, vi khuẩn khói, bụi, sức đề kháng kém, đặc biệt trong mùa hè sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời cao, khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn tới sự giãn nở không đều của phế quản cũng gây nên các bệnh về viêm đường hô hấp trên.

Khi trẻ mắc viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện các dấu hiệu như: sốt, ho, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mắt, khò khè,…tuỳ vào từng loại bệnh, trẻ sẽ có các dấu hiệu đơn lẻ hoặc xuất hiệu cùng lúc nhiều triệu chứng. 

Với những trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên nếu cha mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, nhiễm trùng máu,..gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. 

Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để phát hiện nguyên nhân và cách điều trị chính xác, kịp thời. Trường hợp trẻ bị nặng, các chuyên gia và bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện điều trị. Nếu nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà theo đơn thuốc do bác sĩ hoặc chuyên gia chỉ định.

1.2  Tiêu chảy 

Theo thống kê từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy vào mùa hè thường tăng cao hơn 20 – 25% so với cả năm. Tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có đến 80% xảy ra ở trẻ em. 

Mùa hè nắng nóng, thức ăn bảo quản không được khoa học, môi trường ô nhiễm khiến vi khuẩn, virus phát triển và phát tán mầm bệnh hoặc trẻ ăn phải đồ ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh là những nguyên nhân chính khiến trẻ mắc tiêu chảy.

Đối với trẻ mắc tiêu chảy thường đi kèm các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, đi ngoài liên tục 5 – 7 lần trong vòng 24h. 

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần theo dõi sát sao để tránh tình trạng mất nước ở trẻ do nôn mửa, đi ngoài nhiều lần. Liên tục bù nước điện giải cho trẻ, theo dõi sức khoẻ của trẻ nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy kèm sốt cao, li bì, bỏ ăn thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại men tiêu hoá, thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 

1.3 Tay chân miệng 

Tay – chân – miệng là bệnh lây theo đường tiêu hoá, từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp. Bệnh do virus gây ra và đa số xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi mắc tay – chân – miệng, trẻ thường có biểu hiện: sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, trong miệng trẻ xuất hiện những vết loét tại các vị trí như: môi, lưỡi, vòm miệng,…đồng thời ở tay, chân trẻ cũng xuất hiện các vết phỏng nước. 

Bệnh tay – chân – miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm đến não và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị tay – chân – miệng kèm dấu hiệu sốt cao trên 39 độ, li bì, bỏ ăn,…cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

bệnh tay chân miệng ở trẻ | special kid

Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây khi tiếp xúc trực tiếp

1.4 Sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền do muỗi anophen mang virus đốt từ người sang người.

Sốt là biểu hiện đầu tiên bộc phát khi mắc sốt xuất huyết. Trong những ngày đầu, trên người trẻ sẽ xuất hiện những vết đỏ (xuất huyết dưới da) và thường xuất hiện tại các vị trí: cánh tay, chân,…đồng thời trẻ sẽ có các biểu hiện: đau mỏi cơ, mệt mỏi, buồn nôn. Để phân biệt trẻ sốt xuất huyết và sốt phát ban, cha mẹ có thể thực hiện như sau: Đối với những nốt đỏ dưới da khi ấn tay vào hoặc kéo giãn da của trẻ mà nốt đỏ không biến mất thì đó là dấu hiệu của sốt xuất huyết.

Từ 3 – 5 ngày sau khi khởi phát bệnh, trẻ có thể sẽ có những biểu hiện: chảy máu chân răng, chảy máu cam, lạnh tay chân, tim đập nhanh,…Với những trẻ có biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện và làm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng bệnh và can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tốt nhất đó là giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thường xuyên dọn dẹp chỗ ở, diệt loăng quăng, bọ gậy,…hạn chế muỗi sinh sôi gây bệnh. 

1.5 Rôm sảy 

Mùa hè, nhiệt độ liên tục tăng cao khiến gia tăng các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong đó có rôm sảy.

Rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi của trẻ chưa được ổn định, cùng với thời tiết nóng bức khiến trẻ nóng, nổi mụn li ti ở mặt, lưng, ngực,… gây ngứa ngáy, khó chịu. Về cơ bản, rôm sảy ở trẻ là bệnh lành tính và có thể tự khỏi khi thời tiết không quá oi nóng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận sẽ gây ra các bệnh về viêm da hoặc nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu. 

Vì vậy, để hạn chế bé bị rôm sảy vào mùa hè, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, cho bé chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, có bóng râm; Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước chanh hoặc lá khế, lá dâu, sài đất, mướp đắng (lưu ý: các loại lá cần được rửa sạch trước khi đun nước tắm cho bé) hoặc bằng các loại sữa tắm chuyên dành cho bé; Cho bé uống đủ nước hàng ngày bằng nước lọc hoặc nước trái cây (lượng nước mỗi ngày sẽ tùy theo độ tuổi để bổ sung phù hợp, ví dụ: đối với trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi khoảng 200ml/ngày, trẻ trên 10 tuổi thì bổ sung bằng người lớn khoảng 2-2,5l/ngày). Ngoài ra, trong những ngày hè nắng nóng, cha mẹhạn chế cho trẻ ra ngoài và bổ sung dinh dưỡng khoa học để giúp trẻ tăng đề kháng, phòng tránh các bệnh ngoài da và rôm sảy cho trẻ hiệu quả. 

bệnh rôm sảy  ở trẻ | special kid

Rôm sảy là bệnh lý trẻ thường gặp trong mùa hè.

1.6 Viêm não Nhật Bản 

Theo các nhà nghiên cứu, viêm não Nhật bản (Nhóm B) thường xảy ra và có khả năng bùng phát vào mùa hè. Đây là bệnh do virus Arbo gây ra và do muỗi đốt súc vật mang mầm bệnh lây truyền sang người. 

Viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, trong đó đa số là trẻ từ 1 – 5 tuổi. Khi mắc viêm não Nhật Bản, trẻ thường có biểu hiện: sốt cao liên tục, rối loạn ý thức, co giật và hôn mê. Viêm não Nhật Bản là bệnh khá nguy hiểm gây ra biến chứng đến hệ thần kinh của trẻ và có thể gây tử vong cho trẻ. 

Vì vậy, để phòng chống Viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ để phòng tránh và giảm nhẹ biến chứng khi mắc bệnh. Đồng thời, cha mẹ nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gia súc, gia cầm, động vật. 

2. Phòng ngừa bệnh mùa hè cho trẻ

Trẻ có thể gặp phải các bệnh trên bất cứ lúc nào. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ là chủ động phòng ngừa bằng cách: 

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là việc làm cần thiết. Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc và hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Tăng cường đề kháng cho trẻ: Sức đề kháng là lá chắn bảo vệ trẻ tốt nhất khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, để trẻ luôn khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh trong mùa hè, cha mẹ cần tăng cường đề kháng cho trẻ thông qua: chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, chế độ sinh hoạt khoa học. 

phòng bệnh mùa hè cho trẻ | special kid

Tăng cường đề kháng là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.

Cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm giúp củng cố hàng rào miễn dịch cho trẻ Special Kid Immunite – Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp giúp: 

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn.

Phù hợp với những trẻ 

  • Trẻ có sức đề kháng kém.
  • Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Đặc biệt, sản phẩm có thành phần 100% các chế phẩm từ ong, dạng siro, vị chuối thơm ngon dễ uống phù hợp cho trẻ từ 2 – 10 tuổi. 

Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ: Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên thì tiêm vaccine phòng ngừa là một trong những cách phòng bệnh được các bác sĩ khuyến nghị.

Bên cạnh những bệnh thường gặp vào mùa hè, cha mẹ nên chú ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ để phòng các bệnh khác trong năm. Mẹ cần thêm thông tin chăm sóc và nuôi dạy trẻ, có thể tham khảo các bài viết chuyên sâu về cách nuôi dạy trẻ, phòng tránh bệnh cho trẻ tại website Special Kid hoặc liên hệ 0944925915 để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của Special Kid

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialkid.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialkidvietnam

 

Nguồn: Tổng hợp

Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi