Gợi ý ba mẹ bài test trẻ tăng động đơn giản tại nhà

Gợi ý ba mẹ bài test trẻ tăng động đơn giản tại nhà

Tăng động giảm chú ý là một trong những vấn đề tâm lý tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Do đó, việc đánh giá và hiểu rõ tình trạng của trẻ để xác định các nhu cầu và phương pháp phát triển phù hợp là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, ba mẹ có thể tham khảo bài test trẻ tăng động để thực hiện chẩn đoán sơ bộ tại nhà trước khi đưa trẻ tới các trung tâm y tế. Đồng hành cùng Special Kid để tìm hiểu ngay mẹ nhé!

 

Xem thêm: Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ tự kỷ

 

Bài test kiểm tra trẻ tăng động chú ý tại nhà

Tính điểm bài test như thế nào?

Trong trường hợp ba mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng tăng động giảm chú ý như dễ mất tập trung, thường xuyên bỏ dở các công việc,..., có thể sử dụng bài test sau để thực hiện các đánh giá cơ bản về căn bệnh này.

Bài kiểm tra sẽ bao gồm các câu hỏi với đáp án “Đúng” hoặc “Sai”. Theo đó, mỗi câu trả lời “Đúng” sẽ tương ứng với 1 điểm, ngược lại điểm 0 sẽ dành cho đáp án là “Sai”. Nếu bài test đạt tổng điểm từ 6 trở nên, trẻ được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý, trong đó các biểu hiện giảm chú ý sẽ bộc phát nhiều hơn. 

Bài test trẻ tăng động được tính dựa trên các mốc điểm là 0 và 1 | Special Kid

Bài test trẻ tăng động được tính dựa trên các mốc điểm là 0 và 1

Hệ thống câu hỏi bài test trẻ tăng động

  • Trẻ không thể tập trung học tập, vui chơi hay bất cứ hoạt động nào trong một thời gian dài và tương đối bất cẩn?
  • Trẻ chỉ hứng thú với đồ chơi trong một khoảng thời gian rất ngắn.
  • Trẻ thường xuyên mất tập trung khi giao tiếp với ba mẹ, mọi người xung quanh.
  • Trẻ có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém, thường xuyên không nghe lời thầy cô, ba mẹ.
  • Trẻ không thích thực hiện các công việc đòi hỏi sự kiên trì, tính tập trung cao.
  • Trong khi chơi đùa, học tập, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, kể cả là những tác động nhỏ nhất như lá rơi, tiếng xe,... khiến trẻ bỏ đi và làm việc khác ngay lập tức.
  • Trẻ không có thời gian biểu cố định mỗi ngày, thường xuyên quên rửa mặt, vệ sinh cá nhân, thậm chí quên cả thời gian đi ngủ,...
  • Trẻ không có bảo quản và giữ gìn tài sản cá nhân, thường xuyên mất đồ chơi, bút, vở,...

Trẻ có dấu hiệu tăng động cần được theo dõi liên tục trong ít nhất 6 tháng | Special Kid

Trẻ có dấu hiệu tăng động cần được theo dõi liên tục trong ít nhất 6 tháng

Chẩn đoán trẻ tăng động tại nhà, ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Trên thực tế, trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi, phần lớn trẻ thường vô cùng tò mò về thế giới xung quanh nên vô cùng nghịch ngợm, hiếu động và thường xuyên chống đối ba mẹ. Bên cạnh đó, trẻ tăng động lại có các biểu hiện tương tự. Và đây cũng chính là lý do khiến chứng bệnh này trở nên dễ nhầm lẫn hay thậm chí là bị các bậc phụ huynh bỏ qua. Chính vì vậy, ba mẹ cần quan tâm, thường xuyên theo dõi trẻ để có thể đưa ra những phán đoán chính xác nhất.

Để có thể thực hiện bài test trẻ tăng động, ba mẹ cần căn cứ lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý kéo dài liên tục trong 6 tháng.
  • Các biểu hiện xuất hiện ở phần lớn các môi trường mà trẻ sinh hoạt, từ ở nhà cho tới ở trường và các địa điểm công cộng.
  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình, nếu có một thành viên đã mắc chứng tăng động, xác suất trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn so với thông thường.

Tuy nhiên, theo hầu hết các chuyên gia, rất khó để có thể chẩn đoán chính xác trẻ tăng động tại nhà. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu đặc trưng, phương án tốt nhất là đưa trẻ tới các cơ sở y tế liên quan để tiến hành thăm khám và được hỗ trợ kịp thời.

Sản phẩm Siro Special Kid Nervosite được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên | Special Kid

Sản phẩm Siro Special Kid Nervosite được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên

 Mách mẹ top 05 địa chỉ uy tín chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể kéo dài xuyên suốt cho tới khi trẻ trưởng thành. Chính vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình sinh hoạt hàng ngày và khả năng tư duy, học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám và chẩn đoán chứng tăng động giảm chú ý uy tín mà ba mẹ có thể tham khảo:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương: Khoa Thần kinh - Tâm bệnh.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Trung tâm phục hồi chức năng/ Khoa Thần kinh - Tâm bệnh.
  • Bệnh viện Quân y 108: Khoa Thần Kinh.
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh:
  • Bệnh viện Nhi đồng 1: Khoa Tâm lý.
  • Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tâm lý tâm thần.

Bài test trẻ tăng động là một phương án mà ba mẹ có thể sử dụng để chẩn đoán sơ bộ tình trạng của trẻ tại nhà. Bên cạnh việc đồng hành cùng trẻ vượt qua khó khăn, ba mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng của trẻ.

 Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ sử dụng sản phẩm Siro Special Kid Nervosite để giúp trẻ an thần, thư giãn thần kinh. Liên hệ ngay hotline 0944.925.915 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm ba mẹ nhé!

Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi