Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn thức ăn đặc

Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn từ 0 - 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng trở đi, mẹ có thể cho trẻ làm quen với thức ăn từ lỏng đến đặc. Việc cho trẻ làm quen với thức ăn đặc sớm không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận mùi vị từ những món ăn đa dạng và mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho trong bữa ăn.

Khi nào trẻ sẵn sàng với các món đặc?

Trẻ sẵn sàng với thức ăn đặc| Special Kid

Thông thường, các bà mẹ sẽ cho bé tập làm quen với đồ ăn khi trẻ được trên 6 tháng. Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết thời điểm có thể bổ sung thức ăn đặc cho trẻ thông qua một số biểu hiện sau:

  • Trẻ có hứng thú với đồ ăn 
  • Với, sờ hoặc đòi đồ ăn khi thấy bố mẹ ăn 
  • Thường xuyên đưa đồ vật vào miệng, nhai và mút 
  • Há miệng khi được đút đồ ăn bằng thìa 

Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện và giai đoạn để làm quen với đồ ăn là khác nhau. Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa chưa thích ứng với các món ăn hoặc khó dung nạp thực phẩm. Trong giai đoạn này mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề dị ứng thức ăn ở trẻ nếu gia đình có tiền sử dị ứng hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng khi bổ sung thức ăn đặc cho trẻ. 

Khi cho trẻ làm quen với thức ăn đặc mẹ nên tạo cho con tâm lý vui vẻ, thoải mái. Có thể cho trẻ ăn ngay sau khi con vừa bú xong để con được thoả mãn cảm giác thèm ăn. 

Chuẩn bị thức ăn đặc cho trẻ 

Chuẩn bị thức ăn đặc| Special Kid

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn lỏng với những thức ăn được xay mịn, sau đó chuyển dần sang nghiền, xay nhỏ hoặc cắt khúc. Trong giai đoạn ăn dặm thì bé luôn hào hứng với tất cả đồ ăn, vì vậy mẹ cũng nên cho bé thưởng thức nhiều món đa dạng khác nhau để bé cảm nhận được mùi vị của món ăn. 

Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt như: rau xanh, thịt gà, thịt lợn, cá...bởi sau 6 tháng lượng sắt trẻ tự dự trữ cũng như lượng sắt hấp thu từ sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. 

Mẹ cũng có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ như:

  • Các loại rau, củ, quả: Khoai tây, cà rốt, đậu chuối, táo, dưa hấu, bơ;
  • Các loại hạt: đậu phộng, vừng, lúa mì, yến mạch
  • Các loại thịt: bò, gà, cá
  • Trứng và sữa 

Những lưu ý khi cho trẻ ăn thức ăn đặc 

Một số điều cần lưu ý| Special Kid

Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dễ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ của như trí tuệ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mẹ hãy bù đắp bằng cách làm quen với thức ăn đặc

Mẹ nên chú ý bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, chế biến món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hoá cho trẻ. 

Để tạo thói quen và khiến trẻ thích thú hơn với những bữa ăn mẹ đã chuẩn bị thì mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Nên để bé ngồi ghế riêng vào mỗi giờ ăn 
  • Khuyến khích bé tự xúc đồ ăn 
  • Không nên nêm nếm gia vị vào đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi 
  • Nên dùng thực phẩm tươi, mới để chế biến đồ ăn cho bé 
  • Không ép trẻ ăn khi trẻ đã no hoặc không muốn ăn. 

Việc bổ sung thức ăn đặc cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm là vô cùng quan trọng, bởi không chỉ liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn có thể khiến trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng biếng ăn, kém hấp thu nếu mẹ cho trẻ ăn không khoa học. Với những trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn hoặc thiếu hụt dinh dưỡng mẹ nên thay đổi phương pháp cho trẻ ăn, đồng thời bổ sung sản phẩm hỗ trợ Special Kid Appetit giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, kích thích tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon và hấp thu tốt hơn.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi