Những điều cần lưu ý khi trẻ viêm mũi họng cấp tính

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, viêm mũi họng cấp tính thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không phát hiện và có hướng xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ gặp phải biến chứng: viêm tai giữa, viêm đường hô hấp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng cấp tính

Viêm mũi họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc ở vùng mũi và họng. Bệnh thường kết hợp với viêm amidan, VA,... Đây là một bệnh lý cấp tính hay gặp ở trẻ, có thể xuất hiện đơn thuần hoặc là biểu hiện viêm long đường hô hấp trên trong giai đoạn đầu của nhiều bệnh nhiễm trùng lây. Các nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm mũi họng cấp tính đó là:

  • Thay đổi môi trường sống
  • Thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột
  • Khói thuốc lá, khói xe, bụi bẩn, than, ô nhiễm môi trường
  • Trẻ mới được cai sữa, bắt đầu ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn dặm
  • Trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo
  • Do virus, vi khuẩn, nấm
  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện 

Trẻ bị viêm mũi họng cấp tính thường có những biểu hiện gì?

Dấu hiệu của viêm mũi họng cấp tính | Special Kid

Viêm mũi họng cấp tính thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng như sau: 

  • Triệu chứng toàn thân: Sốt vừa 38C -39C hoặc có thể sốt cao 40C ở trẻ em, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn, không làm việc được…
  • Triệu chứng cơ năng: ho kích thích, ho khan, ho có đờm, nuốt đau, đau nhói lan lên tai, thường có ngạt mũi, chảy mũi nước (dịch trong nhầy, đục, vàng hoặc xanh). 
  • Mất tiếng hoặc khàn nhẹ
  • Triệu chứng thực thể: niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, amidan sưng to, xung huyết, xuất hiện những chấm mủ trắng, bựa trắng phủ trên bề mặt amiđan. 
  • Niêm mạc mũi xung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm
  • Thông thường viêm mũi họng cấp không cần xét nghiệm để nhận biết bệnh vì chỉ cần dựa vào các biểu hiện trên là đủ, nhưng nếu viêm mũi họng ở trẻ có xu hướng nặng kéo dài dễ gây biến chứng thì phải đưa bé đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán và xét nghiệm phù hợp.

Giải pháp ưu tiên khi trẻ bị viêm mũi họng cấp tính

Giải pháp giảm viêm mũi họng cấp tính | Special Kid

Đó là điều trị kháng sinh, hạ sốt, kháng viêm, giảm đau, sát trùng họng và nhỏ mũi sát khuẩn, co mạch, chống dị ứng… Khi đó, đơn thuốc mẹ mua cho bé bắt buộc phải có từ phía bác sĩ điều trị.

Ngoài ra trong quá trình điều trị tại nhà cho bé, mẹ cũng cần kết hợp với biện pháp dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé để nhanh chóng hết bệnh như:

  • Lau người trẻ bằng nước ấm: đây là một phương pháp vật lý giúp hạ sốt đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng thực hiện lau cơ thể trẻ bằng nước ấm để làm mát cơ thể. Sử dụng khăn mềm và sạch, thấm nước ấm để lau trên các bộ phận cơ thể trẻ (vùng nách, háng, cổ), thực hiện 2-3 giờ một lần. 
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng mát: Khi trẻ sốt nhiều lần cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng sẽ giúp thân nhiệt của trẻ được hạ bớt. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng khăn mềm lau thấm mồ hôi để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược trở lại gây cảm lạnh cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Khi sốt cao cơ thể trẻ sẽ bị mất nước khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Cha mẹ cần tăng lượng nước trắng hoặc nước bù điện giải cho bé để giúp bù nước và làm giảm cơn khát của bé

Bên cạnh đó việc bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như các vitamin, acid amin cần thiết để trẻ có thể nhanh chóng bình phục sau ốm. Bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như:Vitamin các nhóm C, B1, B6. các khoáng chất như selen, Crom, Gừng,... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt nói chung và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi