Bổ sung kẽm ở trẻ thế nào cho đúng?

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời.

Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch do kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho B, tạo một hệ thống bảo vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, vùng trung tâm bộ nhớ của não gọi là “vùng đồi hải mã” , kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh.

Bên cạnh đó kẽm còn có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản. Kẽm giúp điều hòa vị giác và cảm giác ngon miệng. Tăng cường giúp hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như: đồng (Cu), magie (Mg), mangan (Mn)... Do đó khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn tới sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Với mỗi lứa tuổi khác nhau, nhu cầu kẽm của cơ thể cũng khác nhau

  • Trẻ dưới 3 tháng cần bổ sung kẽm với hàm lượng 3mg/ngày
  • Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi cần bổ sung 5 – 8 mg/ngày
  • Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần bổ sung khoảng 10 – 15 mg/ngày 

(Theo khuyến cáo từ tổ chức y tế thế giới)

Các dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ| Special Kid

Kẽm là nguyên tố rất cần cho cơ thể nhưng tình trạng thiếu kẽm ở trẻ không quà rầm rộ và diễn ra khá thầm lặng do đó phụ huynh cũng rất khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.Tuy nhiên mẹ có thể nhận biết thông qua các tác động mà việc thiếu kẽm ảnh hưởng đến cơ thể trẻ như:

  •  Trẻ suy dinh dưỡng, mất vị giác: trẻ chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn các loại thực phẩm như thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài;
  •  Trẻ bị rụng tóc không rõ vị trí (cần phân biệt với rụng tóc hình vành khăn do thiếu vitamin D3);
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính: nhiễm trùng đường tiêu hóa do hệ miễn dịch bị suy giảm.

Bổ sung kẽm cho con một cách an toàn và hiệu quả?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm có trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

Kẽm được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, do đó để bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng trở lên (trẻ bắt đầu ăn dặm), mẹ cần ưu tiên các biện pháp cải thiện thực đơn gồm các thực phẩm giàu kẽm như: thịt đỏ (bò, cừu), hải sản (cua, tôm hùm, hàu), các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, óc chó),...

Để việc hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên cho bé sử dụng kẽm cùng vitamin C từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Bổ sung kẽm cho trẻ từ nguồn thực phâm | Special Kid

Một số thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ 

Bên cạnh thức ăn hàng ngày, mẹ có thể dùng thực phẩm bổ sung kẽm cho bé có sẵn trên thị trường: ưu tiên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, sản phẩm chuyên dành cho trẻ em. Có thể chọn thực phẩm bổ sung kẽm chuyên biệt hoặc tổng hợp các vitamin và khoáng chất nhưng cần đảm bảo đủ hàm lượng kẽm theo độ tuổi của trẻ.

Tham khảo thêm sản phẩm: Special Kid ZinC - bổ sung kẽm, tăng cường sức đề kháng cho trẻ 0-10 tuổi

Khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc điều trị, đặc biệt là liều lượng như thế nào cũng như thời gian uống trong bao lâu. Thông thường, tổng thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài 2-3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của trẻ.

Thay vì đợi đến lúc con có các dấu hiệu thiếu kẽm, các mẹ hãy cố gắng đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thu kẽm và tiêm chủng đúng lịch để bé luôn khỏe mạnh và tránh xa các loại bệnh tật thường gặp nhé!

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi