LOẠN THỊ LÀ GÌ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ LOẠN THỊ

Theo các nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ mắc các tật khúc xạ đang tăng nhanh ở Việt Nam. Trong đó, tật khúc xạ loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể trẻ em hay người trưởng thành, loạn thị có khả năng di truyền nên trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật này. 

Loạn thị là gì?

Loạn thị và cách chữa trị loạn thị

Đây là một tật khúc xạ mắt thường gặp, xảy ra khi hình ảnh mà mắt quan sát khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường. 

Vậy loạn thị khác cận thị như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, cận thị là một tật khúc xạ khiến mắt không thể nhìn những vật ở xa mà chỉ nhìn được cự ly gần, còn loạn thị là nhìn hình ảnh không rõ, mờ nhòe dù nhìn gần hay xa. Cận thị thường tiến triển nặng dần lên theo thời gian nếu không được điều chỉnh và chăm sóc cẩn thận. Ngược lại, loạn thị thường không bị nặng lên theo thời gian.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị

  • Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc mắc các rối loạn ở mắt
  • Bị cận thị hoặc bị viễn thị quá nặng;
  • Có tiền sử phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể;
  • Ảnh hưởng của tuổi tác, trên thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn so với người trẻ.
  • Người có tổn thương mắt như sẹo giác mạc

Loạn thị có những triệu chứng nào

  • Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ nhòe hoặc bị méo mó ở mọi khoảng cách;
  • Tầm nhìn đôi: Nhìn 1 vật có 2 hoặc 3 bóng mờ;
  • Gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách, đặc biệt khi lái xe ban đêm;
  • Ngoài ra còn kèm theo một số dấu hiệu khác: Nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, đau cổ, đau vai gáy….

Điều trị loạn thị:

Khi ở mức độ nhẹ (dưới 1D) sẽ không ảnh hưởng đến chức năng thị giác và thường không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên với các trường hợp ở mức độ cao hơn (từ 1D trở lên) có thể gây khó chịu, đau đầu và nhìn mờ. Loạn thị trên 2D hoặc bị một mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị (là tình trạng mắt không thể nhìn rõ ngay cả khi đã được chỉnh kính) rất nguy hiểm. Vì vậy, các trường hợp loạn thì cần được phát hiện sớm và điều trị theo hướng điều trị nhược thị để hạn chế suy giảm thị giác.

Thông thường, loạn thị mức độ nhẹ và trung bình có thể được điều chỉnh với kính gọng hoặc kính áp tròng. Trước đây, các thấu kính tiếp xúc được sử dụng cho mắt loạn thị chỉ có thể là kính áp tròng cứng (RGPs, còn gọi là thấu kính GP), điều này không còn đúng nữa. Bây giờ, thấu kính mềm được gọi là thấu kính tiếp xúc Toric cũng có thể điều trị tật khúc xạ này. Nhưng thấu kính Toric mềm chỉ có thể thích hợp cho một số trường hợp, nếu bạn bị nặng, kính gọng hoặc kính tiếp xúc cứng vẫn có thể là một lựa chọn tốt hơn. Bác sĩ mắt sẽ thảo luận về các lựa chọn kính phù hợp với bạn.

Đối với một số người bị loạn thị, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để hiệu chỉnh thị lực, bao gồm phẫu thuật LASIK. Bác sĩ nhãn khoa có thể thảo luận về các cách thức khác nhau của các quá trình phẫu thuật khúc xạ, bạn có thể xem xét để điều chỉnh loạn thị. Tuy nhiên bạn nên phẫu thuật khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 25 tuổi), cơ thể con người không còn phát triển vì vậy nhãn cầu cũng không còn thay đổi kích cỡ, hình dạng. Như vậy đến tuổi này, sự bất tương xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt không thay đổi, nghĩa là tật khúc xạ đến tuổi này sẽ không thay đổi nữa. Tật khúc xạ loạn thị trên 25 tuổi không còn tăng hay giảm. Nếu đến năm 25 tuổi nhưng loạn thị vẫn ở mức độ nhẹ thì thị lực của người bệnh vẫn được đảm bảo.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tật khúc xạ loạn thị ở mắt, nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ dược sĩ chuyên môn của chúng tôi để được giải đáp.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi