MỐI NGUY HIỂM CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

MỐI NGUY HIỂM CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, biểu hiện thường gặp nhất là ho, chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Một trong các biến thể nghiêm trọng là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, Special Kid sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách phòng tránh, chăm sóc cho bé để bé yêu luôn khỏe mạnh.

1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan của đường hô hấp trên, đây là bệnh phổ biến hay gặp hơn so với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản là những cơ quan dễ tiếp xúc với môi trường ngoài, là cơ hội để vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

moi-nguy-hiem-cua-nhiem-trung-duong-ho-hap-tren

2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có những triệu chứng nào?

  • Triệu chứng thường gặp nhất là sốt, trẻ thường sốt cao (có thể lên tới 39 – 40 độ C ) và thành cơn, kèm theo các triệu chứng như viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt,… Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.
  • Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, thường ho thành cơn hoặc ho khan, ho có đờm.
  • Một triệu chứng nữa cũng thường xuyên xuất hiệu trong nhiễm trùng đường hô hấp trên là sổ mũi và chảy nước mũi, dịch mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
  • Ngoài các dấu hiệu điển hình trên thì trẻ còn có thêm các biểu hiện biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa, có thể quấy khóc về đêm.
  • Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè… nếu không chữa trị không tốt bệnh sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.

3. Phòng tránh nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ như thế nào?

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là vào buổi tối hoặc sáng sớm, giữ ấm ở các vị trí quan trọng như cổ, ngực, bàn tay, bàn chân.
  • Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi để tăng cường miễn dịch cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.

Trên đây là những chia sẻ của Special Kid về bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ em. Nếu có bất kì thắc mắc nào  hoặc cần được tư vấn, giải đáp các mẹ vui lòng liên hệ với đội ngũ dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua hotline 0944925915 để nhận được hỗ trợ. 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi