Ho ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Ho ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Ho là một trong biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh đến khi bé lớn và có ho có rất nhiều nguyên nhân. Trẻ ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của trẻ. Special Kid sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về các vấn đề về ho và cách chăm sóc trẻ khi bị ho trong bài viết này. 

Hiểu rõ về ho ở trẻ em.

Ho là một phản xạ có lợi để loại bỏ các dị vật ra khỏi đường hô hấp. Trẻ nhỏ có thể ho vài tiếng mà không có dấu hiệu bệnh lý, nhưng trong một số trường hợp ho ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm nào đó ba mẹ cần lưu ý.

Ho ở trẻ em có thể kèm theo ho có đờm, ho có đờm khan tiếng, ho kèm theo sổ mũi và nôn nhiều, ho khan kéo dài, ho nhiều về đêm, ho cớ đờm kèm theo sốt,…. đây là những dấu hiện của ho khá nghiêm trọng ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa bé đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị ho ở trẻ em hiệu quả.

Để biết ho ở trẻ em có nguy hiểm không? Ho ở trẻ em có thể không nguy hiểm nếu chỉ là các biểu hiện ho bình thường và có cách trị ho ở trẻ nhỏ đúng, kịp thời. Ngược lại nếu bé bị ho do một trong các nguyên nhân dưới đây mà không được điều trị đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm.

Viêm đường hô hấp dưới có thể gây ho ở trẻ 

viêm đường hô hấp gây ho ở trẻ

Viêm đường hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân gây ho ở trẻ

Các nguyên nhân gây ho ở trẻ em từ đường hô hấp dưới có thể kể đến như:

Viêm thanh quản: Tình trạng viêm thanh quản khiến trẻ ho, khàn tiếng, bỏ ăn. Tác nhân chính gây ra viêm là do vi rút, vi khuẩn. Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh về phổi, dị ứng hay sử dụng giọng quá sức cũng là điều kiện thuận lợi khiến trẻ bị viêm thanh quản.

Viêm phế quản, viêm phổi: Viêm phế quản, viêm phổi khiến trẻ ho nhiều kèm theo đờm xanh hoặc vàng. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi  là do tiếp xúc với khói thuốc lá; dị ứng với lông thú, phấn hoa, bụi. Ở nơi có độ ẩm cao, nấm mốc; do virus, vi khuẩn, hóa chất, nấm,…

Viêm tiểu phế quản, hen: Trẻ bị ho bị viêm tiểu phế quản hoặc hen thường ho có đờm. Về nguyên nhân, viêm tiểu phế quản chủ yếu do vi rút gây ra; còn bệnh hen thường có yếu tố di truyền, xuất hiện chủ yếu khi bị nhiễm siêu vi hô hấp trên.

Nguyên nhân gây ho ở trẻ em từ đường hô hấp dưới có thể kể đến như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn…

Nguyên nhân gây ho ở trẻ em từ đường hô hấp dưới có thể kể đến như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn…

Ho do viêm đường hô hấp trên

Trường hợp bé ho do các nguyên nhân từ nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ thường là ho có đờm hoặc ho khan. Các nguyên nhân gây ho ở trẻ em từ đường hô hấp trên chủ yếu gồm: 

Cảm lạnh: Cảm lạnh ở trẻ còn có tên gọi khác là viêm đường hô hấp trên. Nguyên nhân gây cảm lạnh là do vi rút, trong đó phổ biến nhất là vi rút  Rhinovirus.

Viêm mũi: Chênh lệch nhiệt độ giữ đêm và ngày hay thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột là các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi. 

Viêm xoang: Trẻ bị viêm xoang thường ho nhiều vào ban đêm. Bệnh viêm xoang hay gặp ở nhóm trẻ dưới 6 tuổi, nhất là các bé gầy yếu, suy dinh dưỡng, có cơ đại ứng, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, bếp than…

Viêm họng: Đây là hiện tượng sưng nề niêm mạc, nguyên nhân chính là do vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn), vi rút (cúm, Adenovirus, sởi), nấm Candida hoặc môi trường sống (mưa ẩm, bụi bẩn, khói thuốc; nhiệt độ thay đổi bất ngờ) gây ra hiện tượng ho ở trẻ em. 

Viêm Amidan: Viêm amidan ở trẻ có thể xảy ra khi thức ăn bị ứ đọng bên trong hốc amidan, thời tiết đột ngột thay đổi, vệ sinh họng chưa sạch hay vi khuẩn và vi rút tấn công.

 

Xem thêm sản phẩm giảm ho thảo dược cho trẻ 

 

Phân biệt các loại ho ở trẻ em

các loại ho thường gặp ở trẻ | special kid

Những cơn ho khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu

Như vậy, mẹ đã phần nào nắm được các nguyên nhân gây ho ở trẻ. Với mỗi loại ho, bác sĩ sẽ có áp dụng cách điều trị ho ở trẻ em khác nhau. Thông thường ho ở trẻ được phân thành 3 loại chính là ho khan từng cơn, ho có đờm và ho gà. Cụ thể:

Ho khan từng cơn

Ho khan từng cơn do các bệnh lý viêm hô hấp trên (cảm lạnh, cảm cúm) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản) gây ra. Bên cạnh đó, việc bé thường xuyên tiếp xúc với khí thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ho khan từng cơn.

Từng cơn ho khan kéo dài gây khó thở, tức ngực, đau cơ bụng, nếu bé ho nặng có thể gây nôn ói.

Ho có đờm

Ho có đờm xảy ra do chất dịch nhầy ở trong đường hô hấp dưới của trẻ. Nguyên nhân gây ho đờm chủ yếu là do bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản. Khi trẻ ho dịch đờm sẽ được loại bỏ qua đường hô hấp dưới. 

Triệu chứng khi trẻ bị ho đờm là luôn thấy vướng víu ở cổ họng, đau tức vùng ngực khi ho, ho ra đờm màu trắng, xanh hoặc vàng; cơn ho dữ dội vào đêm và sáng sớm, nhất là khi trời lạnh.

Ho gà

Ho gà là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn ho gà, tên khoa học là Bordetella pertussis. Các triệu chứng của ho gà gồm: Bé ho rũ rượi thành từng cơn, thở rít vào sau mỗi cơn ho hoặc tiếng ho, nôn trớ, khó thở, tím tái vì thiếu oxy.

Chăm sóc trẻ bị ho đúng cách để trẻ nhanh khỏe

chăm sóc trẻ bị ho | special kid

Tăng cường đề kháng cho trẻ giúp trẻ giảm ho

Để bé mau hết ho và nhanh khỏe, khi chăm sóc con bị ho, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tăng cường đề kháng cho con bằng sữa mẹ: Trong sữa mẹ có tế bào bạch cầu và kháng thể giúp bé có đề kháng tốt hơn để phòng tránh bệnh tật. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng loại sữa bột phù hợp với trẻ.
  • Bổ sung thêm nước cho trẻ: Uống nước ấm, nước hoa quả cam chanh giúp loãng đờm và đờm dễ thoát ra, từ đó giảm tình trạng tắc đường thở, khó thở.
  • Cho trẻ ăn những món ăn lỏng, dễ nuốt: Cháo, súp giúp bé dễ ăn, dễ nuốt và dễ hấp thu. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ép bé ăn quá nhiều và quá no trong một bữa khiến bé sợ hãi, khó hấp thu dinh dưỡng.
  • Tắm hơi cho bé giúp làm giảm cơn ho: Hơi nóng và không khí ấm áp từ nước ấm giúp đường hô hấp của bé được thư giãn. Ba mẹ nên tắm cùng con để đảm bảo an toàn, tránh bé bị bỏng và gặp nguy hiểm khi tắm.
  • Cải thiện chế độ ăn của mẹ: Với những trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ mà bị ho, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của mình. Mẹ nên tránh các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… nên ăn nhiều rau xanh và các loại quả nhiều vitamin C để giúp bé tăng đề kháng.

Lưu ý: Nếu bé 0-24 tháng tuổi, ba mẹ nên tiêm phòng ho cho con. Phương pháp trị ho ở trẻ em vừa giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng khả năng phòng ngừa ho do các bệnh lý: viêm phế quản, viêm phổi viêm, cảm cúm gây ra.

 

Tham khảo sản phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ

 

Lưu ý cần biết khi trẻ em bị ho

Trong quá trình điều trị ho ở trẻ em, để không làm tình trạng của trẻ tệ hơn, mẹ nên đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

  • Mẹ không tự ý mua thuốc trị cảm cúm, thuốc trị ho về cho con uống, đặc biệt là với các bé dưới 6 tuổi.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt Aspirin cho bé dưới 18 tháng tuổi vì Aspirin có thể gây hội chứng Reye ở trẻ nhỏ.
  • Mẹ nên cho con uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Khi uống thuốc, mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc bác đã kê, không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian uống.
  • Nếu thấy tình trạng ho của con không thuyên giảm, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức khi trẻ bị ho kèm theo một trong các dấu hiệu sau: 

  • Tím môi và quanh vùng môi.
  •  Bé thở mệt, thở khó.

Các triệu chứng trẻ bị ho ba mẹ đưa bé đi bác sĩ khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho.
  • Trẻ thấy khó thở.
  • Ho sau khi bị hóc thức ăn hoặc đồ vật.
  • Ho kèm theo sốt cao 39-40 độ.
  • Trẻ ho ra máu, ho có đờm vàng, xanh.
  • Ho nhiều, ho mạnh đến mức nôn trớ.
  • Chảy nước dãi hoặc khó nuốt.
  • Ho và thở khò khè.
  • Bé bỏ bú hoặc bỏ ăn
  • Ho kéo dài hơn 2 tuần, điều trị không khỏi.

Ho là triệu chứng thường thấy ở trẻ em. Hy vọng những thông tin Special Kid chia sẻ ở trên đã giúp ba mẹ hiểu hơn ho ở trẻ em là gì, nguyên nhân do đâu để có cách điều trị phù hợp và kịp thời cho con, tránh biến chứng nguy hiểm. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và không bị những cơn ho làm khó chịu nhé!

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi