Bé ho có đờm làm sao để điều trị?

Ho có đờm là biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề bệnh lý về đường hô hấp. Nếu tình trạng ho đờm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân….Vậy nguyên nhân khiến trẻ ho đờm kéo dài là do đâu và làm sao để điều trị tiêu đờm hiệu quả cho trẻ? Hãy cùng Special Kid tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trẻ ho đờm có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

Ho đờm là một phản ứng của cơ thể, khi trẻ ho chính là tác động để đẩy các chất nhầy đang có trong đường hô hấp ra ngoài cơ thể. Vì vậy, khi trẻ ho có đờm và không bị sốt được xem là biểu hiện sinh lý tốt giúp thông thoáng đường thở của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ho đờm lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, giảm sút sức khoẻ, đặc biệt khi trẻ ho đờm kèm sốt mẹ nên lưu ý để xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Vì sao trẻ lại bị ho đờm mẹ hãy xem một trong những nguyên nhân dưới đây để hiểu rõ và theo dõi sức khoẻ của bé nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ ho đờm

nguyên nhân khiến trẻ ho đờm | Special Kid

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho đờm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ho có đờm như cảm lạnh, viêm phế quản cấp, sổ mũi, trào ngược thanh quản…cụ thể như sau:

Trẻ ho đờm do cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ ho đờm và cảm lạnh là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống. Mặc dù cảm lạnh là bệnh thường gặp nhưng nếu không xử lý kịp thời và dứt điểm có thể tiến triển thành bệnh viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa…

Sức đề kháng kém là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị cảm lạnh với virus gây cảm cúm rhinovirus luôn tồn tại  trong không khí, hoặc bám trên những thứ mà trẻ chạm vào, chúng sẽ lớp xâm nhập vào lớp màng bảo vệ của mũi, cổ họng, tiết ra các độc tố và gây ra cảm lạnh ở trẻ.

Trẻ bị cảm lạnh thường có một số hiểu hiện như

  • Ho có đờm sổ mũi không sốt
  • Thở khò khè
  • Nghẹt mũi
  • Mệt mỏi, biếng ăn

Trẻ ho đờm do phế quản cấp

Trẻ viêm phế quản cấp thường có biểu hiện ho nhiều nhưng lại không kèm sốt khiến nhiều phụ huynh dễ coi nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời viêm phế quản sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính…

 Viêm phế quản cấp là khi trẻ bị nhiễm virus, làm viêm phế quản (ống thở lớn) trong phổi và kích thích lượng lớn dịch nhầy tồn đọng tại đây. Viêm phế quản cấp có thể là tiến triển của bệnh cảm lạnh hay các bệnh nhiễm virus ở đường hô hấp trên khi không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Trẻ viêm phế quản cấp có các biểu hiện:

  • Ho có đờm và không sốt
  • Chảy nước mũi trước khi ho
  • Thở khò khè, viêm họng
  • Trẻ khó chịu, biếng ăn, hay nôn trớ

Một số trường hợp viêm phế quản có thể kèm sốt nhẹ, đầu hơi ấm. Cơn ho có thể kéo dài nhiều tuần ngay cả khi hết sốt

Trẻ ho đờm do chảy dịch mũi

Chảy dịch mũi sau có thể hiểu đơn giản là chất nhầy, nước mũi dư thừa chảy xuống họng gây ho nhưng lại không kèm sốt. Bệnh có biểu hiện khá giống cảm lạnh nên khiến mẹ dễ nhầm lẫn, thực tế nguyên nhân và biểu hiện sẽ khác nhau.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy dịch mũi sau ở trẻ là do dị ứng, cơ thể cố gắng tiết ra nhiều chất nhờn để loại bỏ các tác nhân lạ như phấn hoa, lông thú cưng, virus… Hay khi thời tiết quá khô hanh, cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy để tạo độ ẩm, làm ấm mũi, giảm bớt các kích ứng và bảo vệ cơ thể.

Biểu hiện nhận biết trẻ ho đờm do chảy dịch mũi

  • Dịch nhầy chảy xuống cổ họng
  • Trẻ ho có đờm, ho nhiều vào ban đêm
  • Đau hoặc cổ họng
  • Chảy nước mũi

Trẻ ho đờm do trào ngược

Biểu hiện chủ yếu là đờm, rát họng, không sốt nhưng lại khiến bé chán ăn, bỏ ăn, sụt cân, lâu dài có thể dẫn đến Viêm đường hô hấp, Viêm loét thực quản, Ung thư thực quản.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, van cuối của đường dẫn thức ăn chưa được phát triển hoàn thiện. Trong khi đó, vai trò của các van này là giữ cho acid trong dạ dày không chảy ngược lại ống dẫn thức ăn. Điều này khiến cổ họng bé khó chịu dẫn tới hay hắng giọng, ho khan và đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ho đờm

Nhận biết trẻ ho đờm do trào ngược thanh quản

  • Ho khan, ho có đờm
  • Cổ họng đau rát làm trẻ biếng ăn, ít bú
  • Thở khò khè
  • Khàn tiếng

Cách giúp cải thiện tình trạng ho đờm ở trẻ

Cải thiện tình trạng ho đờm | Special Kid

Sử dụng các loại thảo dược & sản phẩm siro giúp giảm ho đờm cho trẻ an toàn, hiệu quả

Cải thiện ho đờm cho trẻ sớm sẽ giúp phòng cho trẻ không tiến triển thành các bệnh lý nặng như viêm phổi, viêm phế quản…Sau đây là một số cách giảm ho đờm cho trẻ an toàn hiệu quả, các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!

Sử dụng thuốc điều trị ho đờm

Như thông tin đã nêu trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho đờm. Vi trẻ có biểu hiện ho đờm cha mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định đúng nguyên nhân ho đờm do đâu và sử dụng đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng kết hợp thuốc kê đơn cùng Special Kid Nez & Gorge giúp giảm ho, tiêu đờm và thông thoáng đường hô hấp. Special Kid Nez & Gorge là siro ho thảo dược được nhiều bác sĩ và mẹ tin dùng vì:

  • Là siro ho nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, có mặt tại trên 30 quốc gia trên thế giới.
  • Thành phần hoàn toàn được chiết xuất từ thảo dược và sản xuất theo công nghệ tiên tiến tại Pháp. 
  • An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với 3 không: Không chứa cồn, không chứa đường và không chất tạo màu
  • Special Kid Nez & Gorge được sản xuất với cơ chế giảm ho, long đờm, thông thoáng đường hô hấp. Phù hợp trong giai đoạn đầu khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi, ho đờm.

Luôn vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ cho trẻ 

Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ sẽ giúp trẻ:

  • Thông thoáng đường thở, cho trẻ sinh hoạt dễ dàng hơn
  • Giảm vi khuẩn, đồng thời giảm nguy cơ tái viêm nhiễm
  • Giảm nguy cơ trẻ bị tắc nghẽn đường thở, từ đó giảm nguy hiểm tính mạng trẻ
  • Sử dụng nước muối sinh lý là cách phổ biến nhất mẹ hay sử dụng để vệ sinh mũi cho trẻ
  • Sử dụng nước muối sinh lý là cách phổ biến nhất mẹ hay sử dụng để vệ sinh mũi cho trẻ

Cách hút đờm và vệ sinh phổ biến nhất là dùng nước muối sinh lý. Mẹ có thể thực hiện phương pháp này tại nhà cho trẻ theo các bước dưới đây:

Bước 1: Mẹ quấn quanh cổ bé và đặt dưới đầu bé một chiếc khăn để tránh nước muối rơi ra trong quá trình thực hiện làm ướt đồ. Đồng thời, mẹ cho trẻ nằm nghiêng để dễ vệ sinh.

Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào một bên cánh mũi. Sau đó, mẹ đợi khoảng 2 phút để làm loãng, mềm dịch nhầy, đờm và sử dụng tăm bông sạch để lấy hết dịch mũi ra ngoài.

Bước 3: Mẹ thực hiện 2 – 3 lần để lấy hết dịch cho mũi bé thông thoáng. Mẹ làm tương tự với bên mũi còn lại.

Bước 4: Mẹ sử dụng khăn mềm để lau sạch nước, dịch mũi rơi ra ngoài.

Giảm ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Trị ho đờm bằng phương pháp dân gian cũng được rất nhiều mẹ truyền tai nhau và áp dụng. Tuy hiệu quả không được rõ rệt nhưng cũng phần nào làm giảm triệu chứng và lành tính nên các mẹ vẫn áp dụng. Một số bài thuốc giảm ho đờm đơn giản mẹ có thể áp dụng tại nhà như:

Cho trẻ uống chanh đào đường phèn: Mẹ rửa sạch chanh đào và ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó, mẹ thái mỏng chanh thành từng lát, trộn cùng với đường phèn và hấp cách thủy trong 15 phút. Mẹ chắt lấy nước và cho trẻ uống ngày 3 lần.

Cho trẻ uống gừng đường phèn: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng và đem hấp cùng với đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho trẻ uống 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhé!

Cho trẻ uống mật ong pha với nước ấm: Mẹ pha loãng 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm, cho trẻ uống 2 lần/ngày vào sáng và tối. Mẹ áp dụng thường xuyên sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, từ đó, thuyên giảm triệu chứng ho có đờm của trẻ.

Gừng hấp đường phèn là bài thuốc dân gian được mẹ sử dụng giảm ho tiêu đờm cho trẻ

Một số lưu ý khi chăm sóc bé ho đờm

Khi chăm sóc trẻ bị ho đờm, Mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời chuyển biến xấu hoặc trẻ ho có đờm sổ mũi kèm sốt bùng phát
  • Đưa trẻ đi viện ngay nếu có biểu hiện ít bú, ho rít, tím tái, chán ăn, nôn trớ…
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ.
  • Bổ sung nhiều nước, vitamin và chất xơ cho trẻ để tăng sức đề kháng, nhanh hết bệnh
  • Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn dầu mỡ, khó tiêu hoặc gây kích ứng vòm họng
  • Vệ sinh mũi, họng thường xuyên 1-2 lần/ ngày để đảm bảo vệ sinh

Hi vọng với những thông tin Special Kid cung cấp mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị ho đờm và Special Kid luôn sẵn sàng tư vấn 24/7 mọi vấn đề liên quan đến sức khoẻ của trẻ thông qua Hotline: 0944925915.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi