Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ?
Cúm mùa là bệnh lý với các triệu chứng trên đường hô hấp trên có nguyên nhân chính do virus gây ra. Cúm là bệnh lý rất dễ mắc phải, xảy ra hàng năm và thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Bệnh rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành một cách dễ dàng thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, bắt tay, ôm hôn, khi ho, hắt hơi hoặc lây gián tiếp thông qua bề mặt đồ vật khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ phát tán virus lên bề mặt các đồ vật, nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật chứa virus sẽ bị lây nhiễm virus hoặc lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày.
Triệu chứng giúp mẹ nhận biết bệnh cúm mùa
Khi bị cúm mùa, trẻ thường có một số biểu hiện giúp mẹ dễ dàng nhận biết bệnh mẹ cần lưu ý. Trẻ bị cúm mùa thường có các biểu hiện như: Sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi (nước mũi trong có thể không màu hoặc màu vàng, xanh), ho, khó thở, nhức đầu mệt mỏi khiến trẻ khó chịu hay quấy khóc. Khi đó trẻ có tổn thương ở phổi và cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Tuy nhiên triệu chứng của bệnh cúm mùa rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm vì vậy mẹ cần chú ý phân biệt triệu chứng của 2 bệnh lý này.
- Bệnh cúm gây sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể và các triệu chứng ở đường hô hấp trên là chủ yếu
- Bệnh cảm do thời tiết chủ yếu gây ho, không gây sốt cao.
Đa số các triệu chứng của bệnh cúm sẽ thuyên giảm và biến mất trong vòng 5 - 7 ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho và mệt mỏi, chán ăn kéo dài. Sau khoảng 10 - 14 ngày, tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn và sức khỏe của trẻ sẽ trở lại bình thường.
Giúp con điều trị bệnh cúm mẹ cần biết
Nếu bố mẹ thấy ở trẻ có những biểu hiện cho thấy đang nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm, cần cách ly y tế cho bé và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng để nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh và phân loại mức độ bệnh. Việc điều trị bệnh cho bé cần tuân theo chỉ dẫn và đơn thuốc của bác sĩ.
Ngoài ra thực hiện các biện pháp dự phòng cũng vô cùng quan trọng để tránh lây nhiễm sang bố mẹ và những người thân xung quanh bé.
- Biện pháp phòng bệnh chung: thường xuyên đeo khẩu trang, đặc biệt khi tiếp xúc với bé nghi nhiễm cúm; tăng cường rửa tay bằng xà phòng và sát khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc; vệ sinh đường hô hấp khi có dấu hiệu viêm nhiễm; đặc biệt tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
- Biện pháp phòng lây nhiễm từ trẻ mắc bệnh: cách ly bé ở buồng riêng, cho bé đeo khẩu trang trong thời gian điều trị, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn phòng bé và quần áo, dụng cụ dùng cho bé.
- Biện pháp dự phòng tiêm vaccin cúm: nên tiêm hàng năm, đặc biệt là cho bé từ 6 tháng đến 8 tuổi, bên cạnh đó người lớn cũng nên được tiêm phòng vacxin cúm mùa.
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh đặc biệt các bệnh lý dễ lây truyền như cúm. Vì vậy mẹ nên lưu ý hạn chế cho bé đến những nơi đông người và cần đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài cũng như rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Bên cạnh đó việc bổ sung thêm thực phẩm, thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ cũng là điều vô cùng cần thiết. Tham khảo ngay sản phẩm Special Kid Multivitamines (Bổ sung Vitamin & Khoáng chất, Nâng cao sức khỏe, Tăng cường đề kháng)
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0944.925.915