Tip chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu mẹ cần biết

Tip chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu mẹ cần biết

Thuỷ đậu là bệnh lý truyền nhiễm rất dễ mắc phải trong những ngày thời tiết giao mùa từ xuân sang hè. Nhiệt độ và môi trường thay đổi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus, nấm men,... trong đó có virus gây bệnh thuỷ đậu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đặc biệt trên trẻ em. Bài viết sau sẽ cung cấp đến các bệnh phụ huynh các tip hữu ích hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị thuỷ đậu. Cùng đọc ngay.

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Thuỷ đậu hay còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ - bệnh do virus có tên là varicella zoster gây ra. Virus này có khả năng gây ra bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Bệnh thuỷ đậu thường diễn ra vào cuối đông, đầu xuân và có thể sẽ kéo dài sang đến mùa hè. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 10 tuổi trở nên và do rất dễ lây lan qua đường hô hấp nên bệnh có thể trở thành dịch ở nhà trẻ và trường học.

Được xem là một bệnh lành tính tuy nhiên trong quá trình điều trị nếu không được điều trị kịp thời bệnh thuỷ đậu có thể dẫn tới một số biến chứng sức khoẻ nguy hiểm như:

Viêm não, viêm màng não: có thể ở cả người lớn và trẻ em. Biến chứng này có thể xuất hiện sau khi bóng nước xuất hiện khoảng 7 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong

Viêm phổi do thuỷ đậu là một biến chứng có thể gặp phải ở người lớn với các triệu chứng đặc trưng như ho nhiều, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực.

Zona thần kinh là một bệnh lý phát sinh ngay cả khi bệnh thuỷ đậu đã được điều trị. Nguyên nhân do vẫn còn virus thuỷ đậu còn bám ở thần kinh. do đó chỉ cần hệ thần kinh suy yếu sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho virus tấn công cơ thể và gây nên bệnh zona.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thuỷ đậu | Special Kid

Sau khi nhiễm virus gây bệnh, bệnh thuỷ đậu trải qua 2 giai đoạn là giai đoạn khởi phát bệnh và giai đoạn phát bệnh. Mẹ cần nhận biết được bệnh lý của trẻ để có thể đưa é đến tăm khám bác sĩ hoặc tại các cơ sở y tế kịp thời.

Giai đoạn khởi phát: Trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau nhức, mỏi cơ. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có bất kỳ triệu chứng báo trước.

Giai đoạn phát bệnh: Cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những “nốt rạ” – nốt ban phỏng nước. Đây là những nốt nhỏ tròn xuất hiện trong vòng 12 – 24 giờ sau đó các nốt này sẽ dần chuyển thành dạng mụn nước, bóng nước, dịch trong, thường hay ngứa. Các nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc đôi khi chỉ mọc rải rác trên cơ thể với số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt.

Sau khi những mụn nước này khô đi sẽ trở thành dạng vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Trong trường hợp bội nhiễm, phỏng nước sẽ có màu đục, vàng... Ban phỏng nước có chứa virus nên khi tiếp xúc với dịch trong nốt rạ này sẽ lây nhiễm cho người lành.

Tip chăm sóc trẻ bị bệnh thuỷ đậu mẹ cần lưu ngay

điều trị trẻ bị thuỷ đậu | Special Kid

Sau khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh, mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Như đã nói dù bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị việc chăm sóc điều trị hỗ trợ cho trẻ để bệnh tình nhanh hồi phục và giữ sức khỏe trẻ luôn tốt là vô cùng cần thiết. Một số tip chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị thuỷ đậu mẹ cần lưu lại:

  • Cho trẻ nằm trong phòng riêng, sạch sẽ, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm.
  • Nên mặc quần áo mỏng, nhẹ dễ thấm hút mồ hôi.
  • Vệ sinh tay trẻ thật sạch hàng ngày, cắt tỉa móng tay gọn gàng hoặc dùng bao tay để tránh tình trạng trẻ gãi làm trầy xước các nốt phỏng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng thức ăn lỏng, dễ tiêu đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
  • Vệ sinh vùng mũi họng 2-3 lần mỗi ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Sử dụng dung dịch xanh - methylen hay castellani bôi lên các mụn nước hoặc vết phỏng đã vỡ.

Là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng để hạn chế những ảnh hưởng của thuỷ đậu đến sức khoẻ của bé mẹ nên tiến hành tiêm phòng cho trẻ theo khuyến cáo từ bộ y tế. Mọi thông tin thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ hotline: 0944.925.915

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi