Cận thị ở trẻ em và cách nhận biết
Theo khảo sát, số trẻ em bị cận thị trên toàn cầu đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Ở châu Á, hiện nay có tới 90% trẻ em bị cận thị. Tại Hoa Kỳ, số trẻ em bị cận thị được dự đoán sẽ tăng từ 39 triệu vào năm 2020 lên hơn 45 triệu vào năm 2050.
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu phát triển quá dài, hoặc giác mạc, thấu kính quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Điểm hội tụ hình ảnh ở mắt cận thị nằm ở trước võng mạc, thay vì trên võng mạc, khiến cho mắt nhìn các vật thể ở xa bị mờ hoặc mất nét. Cận thị ảnh hưởng đến sự rõ nét khi nhìn bất kỳ hình ảnh nào ở xa như bảng viết, tivi, đồng hồ treo tường, v.v.
Cận thị có thể do di truyền và có thể xảy ra ngay khi trẻ còn nhỏ. Tình trạng cận thị có xu hướng tiến triển khi ở tuổi thiếu niên, và càng tăng hơn đến khi 20 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị
Cận thị là một tình trạng nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về mắt sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như đục thủy tinh thể , tăng nhãn áp hoặc bong võng mạc. Nếu trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được đánh giá thị lực.
- Tầm nhìn xa mờ
- Nheo mắt khi đọc bảng hoặc xem TV
- Ngồi gần màn hình tivi hoặc máy tính
- Ngồi phía trước lớp học để nhìn rõ thầy cô
- Giữ sách gần mắt
- Không thích chơi các môn thể thao đòi hỏi tầm nhìn xa rõ ràng
- Giảm độ rõ ràng của thị lực so với bạn bè và gia đình
Cải thiện và ngăn ngừa tình trạng cận thị ở trẻ em
Độ cận thị tăng lên khi kích thước (chiều dài trục) của mắt trẻ tăng lên. Khi tình trạng cận thị ngày càng tăng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt.
Đối với hầu hết trẻ em bị cận thị, kính đeo mắt là sự lựa chọn phổ biến nhất. Trẻ có độ cận cao sẽ phải đeo kính mọi lúc, trẻ có độ cận thấp hơn có thể chỉ cần kính cho các hoạt động cụ thể đòi hỏi tầm nhìn xa như xem TV hoặc chơi thể thao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thói quen trong lối sống có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị. Bên cạnh đó việc thường xuyên tiếp xúc với Tivi, máy tính, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số khác có thể gây hại cho mắt của trẻ
Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu ảnh hưởng khi áp dụng một quy tắc nhất định đối với trẻ như:
- Tiếp xúc các thiết bị điện tử không quá 2h/ ngày
- Đặt màn hình cách xa 18-24 inch
- Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của màn hình để thoải mái hơn
- Tránh sử dụng màn hình nơi ánh sáng chói có thể ảnh hưởng đến thị lực
- Massage mắt thường xuyên
- Thực hành quy tắc 20-20-20— cứ sau 20 phút, nhìn ra xa 20 feet, trong 20 giây.
Bên cạnh những quy tắc trên, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời từ 60 - 80 phút mỗi ngày. Việc tham gia các hoạt động ngoài trời cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào mắt và tạo cơ hội cho cơ mắt thư giãn và tập trung vào các vật thể ở xa và đây cũng là thói quen sống lành mạnh đối với trẻ.
Thường xuyên kiểm tra thị lực, tích cực sử dụng sản phẩm chăm sóc thị lực giúp trẻ có đôi mắt luôn sáng khỏe.
Tham khảo sản phẩm bảo vệ thị lực, ngăn ngừa cận thị cho trẻ Special Kid Vision
Nguồn: Tiến sĩ Russel Lazarus