CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CẬN THỊ Ở TRẺ EM HIỆN NAY

CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CẬN THỊ Ở TRẺ EM HIỆN NAY

Rất dễ để bạn nhận thấy tỷ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ về mắt đang tăng lên đáng kể. Trong 1 lớp học thì có đến 50% bé bị cận thị. Cứ khoảng 3 triệu trẻ thì có 2/3 bị cận thị, chủ yếu tập trung ở thành phố lớn – chiếm 30 đến 35%. Từ các con số đáng báo động này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân chính gây cận thị nói riêng và các tật khúc xạ ở trẻ em hiện nay để có hướng phòng ngừa tốt nhất cho con em mình.

1. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CẬN THỊ Ở TRẺ EM

Các nguyên nhân chính gây cận thị ở trẻ em được chia làm 3 nhóm chính. Bao gồm: Điều kiện môi trường, đặc điểm sinh học của cơ thể, thói quen sinh hoạt hằng ngày.

1.1. Điều kiện môi trường

Môi trường xanh, sạch đang ngày càng ô nhiễm nặng kéo theo những tác hại khôn lường đến việc giữ gìn đôi mắt sáng khỏe. Cụ thể như sau:

Với thói quen hút thuốc lá của ông, của bố không chỉ làm hại sức khỏe của chính mình mà còn ảnh hướng tới đôi mát của con trẻ nữa đó. Bởi con sẽ bị hút thuốc thu động, mỗi khi con hít thở chất dicyanogen CN2 có trong khói thuốc lá sẽ đi vào và tích tụ nhiều trong cơ thể con. Đây chính là tác nhân gây độc và ảnh hưởng đến hoạt động của đôi mắt con.

Cường độ âm thanh lớn hơn 90dB sẽ làm cho độ nhạy cảm của tế bào hình que võng mạc ở đáy mắt giảm. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ mắt ở trẻ em. Cường độ âm thanh lớn hơn 95dB gây ra chứng giãn đồng tử. Cường độ âm thanh lớn hơn 115Db làm cho khả năng thích ứng ánh sáng giảm 20%. Kéo theo đó là khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm sút. Việc bố mẹ cần làm là đảm bảo con nghe âm thanh ở mức độ vừa phải (luôn nhỏ hơn 90dB) và không nghe tai nghe quá lâu.

Môi trường lớp học thiếu ánh sáng khiến mắt trẻ phải điều tiết trong thời gian dài. Chính điều này làm thị lực hoạt động kém đi.

Bàn học sinh không theo đúng quy cách so với tầm nhìn của mắt đến sách vở cũng khiến mắt dễ bị cận, loạn thị.

1.2. Đặc điểm sinh học của cơ thể

Bao gồm yếu tố di truyền và cấu tạo bẩm sinh.

Ngày nay, người ta đã nghiên cứu và nhấn mạnh sự di truyền là 1 trong số nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em. Tỷ lệ cận sẽ thay đổi tùy theo giống người. Chẳng hạn, người Anh-điêng ở Mêhicô hầu như không bao giờ bị cận thị. Dân tộc Palinêgrit ở châu Phi có tỷ lệ cận rất thấp (0,14%). Ngược lại, giống người Đức ở châu Âu hay Anh-đu ở châu Á bị cận khá nhiều.

Nhiều trẻ rơi vào trường hợp cấu tạo bẩm sinh ở mắt hạn chế. Củng mạc rất yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của người bệnh không giữ được thành nhãn cầu ổn định. Hoặc, do cơ thể mi của trẻ kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho mắt thích ứng với các cự ly khác nhau. Nếu cơ thể mi quá yếu, trẻ phải gắng sức căng mắt thường xuyên mới nhìn rõ mọi vật. Đây cũng là yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ cận thị ở trẻ em.

1.3. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Việc ngủ không đủ giấc sẽ giảm khả năng điều chỉnh tầm nhìn ở trẻ. Áp lực học tập tăng càng cao, thời gian chăm chú vào bài vở ngày đêm, dẫn đến thiếu ngủ, khiến cho bé không có điều kiện thư giãn mắt thật thoải mái.

Không gian sống chật chội cũng là nguyên nhân giới hạn tầm nhìn của trẻ. Nhất là ở những thành phố lớn đầy nhà cửa, xe cộ, trẻ quen nhìn gần nên tầm nhìn cự ly xa bị thu ngắn. Từ đó, mắt trẻ dễ nhức mỏi và nhiều khả năng dẫn đến cận thị.

Một nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em rất phổ biến trong xã hội hiện đại là sự lên ngôi của công nghệ điện tử. Các thiết bị điện thoại, máy tính, ti vi,… chiếm quỹ thời gian rất lớn của trẻ. Việc dán mắt vào màn hình liên tục sẽ làm khô giác mạc, giảm thị lực. Lâu dần, dẫn tới cận thị nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng khá quan trọng trong việc giữ gìn bảo vệ đôi mắt sáng. Trẻ con nếu ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt sẽ gây suy giảm tầm nhìn. Sự chuyển hóa của đường sản sinh ra các sản phẩm mang tính axit, làm tiêu hủy canxi và crôm. Nếu thiếu hụt 2 chất ấy, áp lực bên trong thủy tinh thể bị tăng cao, làm thay đổi khúc xạ ánh sáng mắt.

2. GỢI Ý CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CẬN THỊ Ở TRẺ EM

Để phòng tránh bệnh cận thị cho con, ba mẹ nên:

  • Luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập.
  • Không để trẻ đọc sách hoặc viết chữ liền trong thời gian dài.
  • Sau một giờ nên cho trẻ nghỉ đọc.
  • Khoảng cách từ mặt đến trang sách phải cách nhau 30-50cm, đồng thời phải chú ý tới cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa.
  • Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn.
  • Cần tập thói quen nhìn xa cho trẻ.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên.
  • Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.
  • Cho trẻ đi kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác

Trẻ đã bị cận thì nên đeo kính cận là giải pháp an toàn nhất. Với trẻ có độ cận tăng nặng, phải đợi đến độ tuổi phù hợp mới có thể điều trị bằng việc phẫu thuật nhiều rủi ro. Do đó, cần chú trọng ngay từ khâu phòng ngừa nếu con chưa mắc tật cận thị. Các nguyên nhân chính gây bệnh cận thị ở trẻ em đã được giải thích rất rõ ràng phía trên. Từ đó, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có kế hoạch chăm sóc đôi mắt trẻ khỏe mạnh lâu dài.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi