Dấu hiệu và cách điều trị bệnh còi xương thể bụ ở trẻ

Thấy con mình cao to, bụ bẫm hơn các bạn đồng trang lứa, chắc hẳn bạn khá yên tâm và khó có thể tin được nếu một ngày bác sĩ kết luận rằng bé bị còi xương. Nhưng điều tưởng chừng như vô lý ấy lại hoàn toàn có thể xảy ra. 

Còi xương là bệnh mềm và yếu xương ở trẻ em, đa số những trẻ còi xương đều có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ cân nặng tốt, thậm chí thừa cân vẫn bị bệnh còi xương – trường hợp này được gọi là còi xương thể bụ (hay còi xương thể bụ bẫm). Vậy làm sao để biết được trẻ bị còi xương thể bụ, điều trị bệnh như thế nào, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

1. Nguyên nhân dẫn đến còi xương thể bụ ở trẻ 

Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng trẻ cứ còi cọc, thấp bé là bị còi xương. Thực tế trẻ càng mau lớn càng có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng dành cho hệ xương. Những trẻ bụ bẫm, nhu cầu về canxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường, nhưng thường lại không được đáp ứng đủ, bởi vậy gây ra những tổn thương ở xương. Và còi xương thể bụ là bệnh xảy ra ở những trẻ thừa cân béo phì.

Bên cạnh đó, do chế độ ăn uống quá nhiều muối của trẻ gây đào thải vitamin D ra ngoài qua đường nước tiểu, hay trẻ được cho ăn dặm quá sớm, chế độ ăn quá nhiều chất bột sẽ gây rối loạn chuyển hóa và còn gây ức chế hấp thụ canxi vào cơ thể.

2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh còi xương thể bụ 

Dù ở thể bụ bẫm hay gầy, bố mẹ cũng có thể phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương bao gồm: rụng tóc sau đầu (hay còn gọi là rụng tóc hình vành khăn), hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm, thóp rộng và chậm liền lại, chậm biết bò, biết đi, chậm mọc răng.

Nếu cân nặng của bé đạt tiêu chuẩn nhưng lại có những dấu hiệu sau đây thì bạn đừng chủ quan, bé rất có thể đang bị còi xương thể bụ:

  • Trẻ  mọc răng chậm
  • Bị rụng tóc vành khan
  • Trán trẻ thường bị rô nhiều
  • Lồng ngực có rãnh, nhìn kỹ thấy có các sụn nổi cục lên đầu các xương sườn 
  • Chiều cao không tăng hoặc tăng chậm trong một thời gian dài
  • Cẳng chân phình ra do sụn đầu xương ống khá phát triển
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, có vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều
  • Trẻ sau 1 tuổi, chân vòng kiềng, chân đi chữ bát – đây là dấu hiệu dễ dàng phát hiện nhất ở những trẻ bị còi xương
  • Nhiều trẻ còn hay bị co giật do hạ canxi huyết gây ra 
  • Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mền yếu, cơ nhão… khiến bé chậm biết đi, nói, cầm nắm

Tuy nhiên, để biết chính xác bé có bị còi xương hay không, bạn cần đưa con đến các phòng khám, bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị để kiểm tra tình trạng xương và mật độ canxi, phốt pho, vitamin D trong cơ thể.

3. Cách điều trị cho trẻ bị còi xương thể bụ

Để cải thiện tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ thì dinh dưỡng chính là giải pháp quan trọng hàng đầu. Phải bổ sung đầy đủ, hợp lý các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ tăng được chiều cao mà không khiến trẻ bị béo phì.

  • Nên cho bé ăn những loại rau củ quả có chứa ít đường như táo, bưởi, thanh long. Chúng là những loại rau quả cung cấp số lượng ít năng lượng nhưng lại rất rất giàu vitamin. Tránh việc cho bé ăn những loại thực phẩm nhiều năng lượng, chứa nhiều chất béo như mỡ, bơ, bánh kẹo đặc biệt là socola phô mai
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn nên giảm lượng tinh bột hạn chế đồ chiên xào đối với những trẻ bị thừa cân . Thay vào đó là nên tăng cường cho trẻ lượng vừa đủ thực phẩm giàu vitamin D.
  • Chế độ ăn của trẻ còi xương thể bụ cũng không thể thiếu các loại thịt, cá, tôm, hải sản…bởi những thực phẩm này rất giàu canxi, kẽm cần cho sự phát triển của hệ xương. Nhưng cha mẹ cần lưu ý những loại thực phẩm này phải giàu đạm nhưng ít năng lượng, ít chất béo
  • Bên cạnh đó, sữa vẫn được coi là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho trẻ bị còi xương.  Nên bổ sung cho trẻ còi xương thể bụ những loại sữa tách béo hoặc sữa không đường để vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ mà trẻ lại không bị tăng cân.
  • Và đừng quên cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, nhất là ánh nắng vào buổi sáng.

Trẻ nhỏ bị còi xương sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt, các mẹ hãy lưu ý các biểu hiện của bệnh còi xương và đặc biệt là bệnh còi xương thể bụ bẫm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn nhé.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi