Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý bị mất ngủ

Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về giấc ngủ. Mất ngủ, khó ngủ,... không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, mất tập trung mà lâu dần còn ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết và can thiệp sớm cùng trẻ là điều  cha mẹ nên chú trọng. Hãy cùng Special Kid  tìm hiểu về nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý bị mất ngủ nhé! 

Xem thêm: 5 dấu hiệu của trẻ bị tăng động giảm chú ý mẹ cần biết

Tổng quan về giấc ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh trung bình ngủ khoảng 18-20 giờ mỗi ngày, ngủ ngon suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi đói. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều ngủ đến sáng. Nhiều trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ vào ban đêm, ngủ không sâu, cáu kỉnh, sợ hãi,… Những điều kiện này có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng học tập, thậm chí gây rối loạn hành vi và tâm trạng khi trẻ lớn lên.

Chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của cơ thể được gọi là nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học. Bóng tối vào ban ngày và ban đêm giúp xác định kiểu ngủ ban ngày. Trẻ em thường phát triển nhịp sinh học này bắt đầu từ khoảng 6 tuần tuổi. Đây là một quá trình tự nhiên mà cha mẹ nên quan sát chặt chẽ.

 

Tổng quan về giấc ngủ của trẻ | Special Kid

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt. Nghiên cứu  cho thấy ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Khung giờ vàng quý giá nhất trong ngày là từ 22h đến 1h sáng. Một giờ ngủ vào thời điểm này trong ngày có thể được coi là tương đương với ba giờ ngủ vào bất kỳ thời điểm nào khác trong ngày. Trẻ đi ngủ đúng giờ, đặc biệt là trước 10 giờ tối và ngủ xuyên đêm trong giai đoạn này có nhiều năng lượng  và trí não thông minh hơn  những trẻ có thói quen ngủ ít hoặc ngủ nhiều. 

Tuy nhiên, thời lượng ngủ thích hợp sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, vì vậy ngủ nhiều hơn không phải lúc nào cũng là ý kiến ​​hay. 

- Trẻ dưới 1 tuổi cần 14 đến 18 giờ mỗi ngày. 

- Trẻ từ 2 đến 5 tuổi cần 11 đến 13 giờ mỗi ngày. 

- Trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần 9 đến 10 giờ mỗi ngày. 

- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên cần khoảng 8 giờ mỗi ngày. 

Bằng cách hiểu rõ những lịch trình này, cha mẹ hãy lên lịch sinh hoạt đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để phát diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) ngủ không ngon giấc

Trên thực tế, có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và vấn đề về giấc ngủ. Thống kê cho thấy khoảng 50% trẻ mắc chứng ADHD thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Trong một nghiên cứu, hơn một nửa số cha mẹ có con mắc chứng ADHD cho biết con họ bị rối loạn giấc ngủ. Họ thường gặp ác mộng, thức dậy với cảm giác mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề khác như ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không yên.

Ngoài ra, trẻ mắc chứng ADHD có chất lượng giấc ngủ kém, khó thức dậy và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Một số loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến ADHD bao gồm:

Ngủ ngáy

Trong một nghiên cứu ở trẻ em từ 5 đến 7 tuổi, những trẻ ngủ ngáy có khả năng mắc ADHD cao hơn gần gấp đôi so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên điều đó không chứng minh ngáy ngủ là nguyên nhân gây ra ADHD.

Trẻ ngáy ngủ thường mất tập trung, kém trong khả năng ngôn ngữ cũng như trí thông minh tổng thể. 

Chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ được đặc trưng bởi những cơn ngừng thở ngắn xảy ra lúc ngủ. Amidan lớn là nguyên nhân phổ biến gây ngưng thở khi ngủ tuy nhiên béo phì và tình trạng dị ứng mạn tính cũng có thể dẫn đến hội chứng này.

Ngưng thở khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng qua đó khiến cơ thể trở lên mệt mỏi và ban ngày, dẫn đến thiếu tập trung trong các công việc và nhiệm vụ được giao.

Hội chứng chân không yên

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa hội chứng chân không yên với chứng rối loạn tăng động giảm trí nhớ. Hội chứng chân không yên tạo cảm giác râm ran khó chịu ở chân hoặc đôi khi là cánh tay. Cảm giác này tạo ra sự thôi thúc vận động gây gián đoạn giấc ngủ cũng như ảnh hưởng đến công việc ban ngày.

Giải thích về mối quan hệ này, các chuyên gia cho rằng, trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc ngủ do hệ thần kinh của họ thường xuyên ở trong trạng thái kích thích quá mức, kèm theo các rối loạn hoạt động điện não. Thêm vào đó, hoạt động, leo lên, chạy nhảy liên tục trong ban ngày có thể làm cho việc trẻ khó ngủ và gây ra giấc ngủ không sâu vào buổi tối.

Ngoài ra, khảo sát cũng chỉ ra rằng trẻ tăng động giảm chú ý bị mất ngủ có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như thiếu hụt dinh dưỡng, vấn đề tâm lý, và nhiều điều kiện khác.

Trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện | Special Kid

Cải thiện giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý

Để quản lý tốt tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần duy trì sự kiên trì và áp dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau.

Thiết lập một chế độ sinh hoạt 

Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho con.

- Sắp xếp thời gian học sao cho phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của con, tránh học quá muộn.

- Thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán, đảm bảo con ngủ vào một khung giờ cố định, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

- Hạn chế thời gian ngủ trưa và không để con thức quá khuya.

- Hạn chế việc xem TV, sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử ít nhất 1-2 giờ trước giờ đi ngủ.

- Chuẩn bị môi trường ngủ yên tĩnh trong phòng ngủ, đồng thời giường ngủ cũng nên thoải mái và mát mẻ.

- Tránh cho con ăn quá no trước giờ đi ngủ, và nên cách giờ ăn tối ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

- Đọc sách hoặc phát nhạc nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp con thư giãn.

- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn sẽ hỗ trợ giúp con ngủ sâu và ngon hơn.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị

Cải thiện giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý| Special Kid

Đối với trẻ tăng động giảm chú ý, việc cải thiện giấc ngủ đôi khi đòi hỏi sự hỗ trợ từ các sản phẩm dựa trên thành phần tự nhiên có tác động tích cực đối với hệ thống thần kinh. Special Kid Nervosité là một sản phẩm đáng chú ý, được thiết kế đặc biệt để giúp ổn định giấc ngủ và làm dịu những vấn đề liên quan đến tâm lý.

Special Kid Nervosité với 100% thành phần chiết xuất từ thảo dược: Nữ lang, long đởm, tía tô đất, cam, lạc tiên, hoa bia…Sự kết hợp giữa các thành phần sẽ giúp duy trì hoạt động của não và có vai trò quan trọng trong quá trình giấc ngủ. Bằng cách này, sản phẩm giúp ngăn chặn căng thẳng và tâm trạng bất an đến vùng thần kinh Trung Ương, có tác dụng phục hồi quá trình ức chế của não bộ.

Đồng thời Special Kid Nervosité hỗ trợ tích cực trong việc giúp giảm căng thẳng, lo âu, và bất an, tạo ra trạng thái thư giãn thần kinh. Giúp giảm kích thích của não bộ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đặc biệt, sản phẩm còn có thể cải thiện chức năng não bộ, bao gồm sự tập trung, phản xạ và trí nhớ.

Với Special Kid Nervosité, cha mẹ có thêm một phương pháp hỗ trợ hữu ích để giúp trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ và đồng thời ổn định tâm lý của con em mình.

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ mất ngủ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Với hiểu biết về nguyên nhân và các biện pháp giải quyết, bạn có thể giúp trẻ tăng động có giấc ngủ ngon hơn.

Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi