NGUYÊN NHÂN KHÓ NGỦ Ở TRẺ VÀ GIẢI PHÁP

NGUYÊN NHÂN KHÓ NGỦ Ở TRẺ VÀ GIẢI PHÁP

Nhiều cha mẹ băn khoăn: “Tại sao trẻ nhà mình khó đi vào giấc ngủ, lúc nào ngủ cũng khóc, hoặc trong lúc ngủ hay cựa quậy.”

4 NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ GIẤC NGỦ LÀ ÁM ẢNH CỦA ĐỨA TRẺ

  • NGUYÊN NHÂN 1

Khi cơ thể mệt, cơ thể cần relax và giấc ngủ sẽ là trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng, quá mệt là chuyện khác. Nếu đứa trẻ hoạt động liên tục 1 ngày, hoặc cả ngày luôn trong trạng thái mệt và stress vì bệnh chẳng hạn, hoặc trẻ chơi và hoạt động quá nhiều trong 1.5 tiếng trước giờ ngủ có thể làm trẻ trở nên quá mệt để có thể relax (thư giãn), do đó trẻ sẽ duy trì hormone cortisol và adrenalin, khó có thể làm trẻ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi đủ và chấp nhận giấc ngủ.

  • NGUYÊN NHÂN 2:

Các bé trong giai đoạn mới đi học cũng thường sẽ gặp trạng thái này và cũng trở nên khó ngủ vì lúc này trẻ sẽ trải qua tạm thời một trạng thái cách ly ở nhà và đến trường, trạng thái này cũng tạo 1 cảm giác khó thư giãn khi vào giấc ngủ, đặc biệt, nếu bé biết ngày mai sẽ đi học.

  • NGUYÊN NHÂN 3:

Khi trẻ trải qua những giai đoạn thay đổi về giấc ngủ REM (thông thường là 2-3 tháng tuổi, hoặc 9-10 tháng hoặc 18-20 tháng tuổi). Các dấu hiệu đi kèm có thể là hay cựa quậy trong lúc ngủ. Tuy nhiên, sự phát triển này là bình thường.

  • NGUYÊN NHÂN 4:

Khi mẹ có em bé phải ngủ riêng với ông bà, trẻ thường khó chấp nhận việc bạn rời xa bé trong đêm, thời gian đêm là khá dài đối với bé và thật khó để bé làm quen và chấp nhận sự xa cách này.

GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ THƯ GIÃN DỄ VÀO GIẤC NGỦ

Từ trạng thái quá mệt rất khó trở về thư giãn và vào giấc ngủ. Bạn nên giảm bớt một vài nhân tố gây quá mệt cho bé bằng một số cách sau:

  • Giảm thời gian hoạt động chơi quá sức trước giờ ngủ.
  • Cùng trẻ đọc sách như một thói quen trước giờ ngủ 30 phút.
  • Giảm thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử có màn hình, ít nhất là 2 tiếng trước giờ ngủ.
  • Các hoạt động sử dụng kĩ năng ngón tay sẽ hữu hiệu giúp điều chỉnh hướng tập trung cho trẻ để giúp trẻ dễ thư giản như: dạy bé cách lắc bàn tay mỗi khi trẻ sợ khi nằm ngủ 1 mình.
  • Tạo một thói quen là bạn nên có mặt và hôn bé “chúc con 1 ngày vui vẻ” khi trẻ thức dậy vào sáng sớm, ít nhất là 2-3 tuần khi trẻ vừa bắt đầu đi nhà trẻ, hoặc phải ra ngủ riêng vì mẹ phải chăm em bé.
  • Khi trẻ trải qua những giai đoạn khó ngủ do phát triển bình thường, điều quan trọng là bạn cho bé biết là mẹ sẽ gặp con vào ngày mai. Để làm như vậy, bạn thường xuyên nói thì thầm với trẻ: Con ngủ nhé, mẹ cũng sẽ đi ngủ, ngày mai 2 mẹ con ta lại chơi cùng nhau !”
  • Đừng quá lo lắng các biểu hiện khó ngủ của trẻ chỉ vài đêm hoặc thậm chí vài tuần, nếu chỉ xuất hiện thỉnh thoảng thì thường không liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu bạn lo lắng sự bất thường của giấc ngủ, bạn nên tư vấn chuyên gia sức khỏe để nhận lời khuyên tốt nhất.

Theo bác sĩ Anh Nguyên

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi