Thông tin hữu ích về viêm mũi xoang ở trẻ mẹ cần biết

Thông tin hữu ích về viêm mũi xoang ở trẻ mẹ cần biết

Viêm Amidan là gì? Tại sao con lại bị viêm amidan? Viêm Amidan có nguy hiểm không? Phải làm gì khi con bị viêm Amidan?.... Đây là một trong số vô vàn các câu hỏi của mẹ. Cùng theo dõi bài biết sau để tìm kiếm câu trả lời mẹ nhé

Mẹ biết gì về viêm Amidan là gì?

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên tỷ lệ gặp ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Là bộ phận nằm trong hệ thống tai mũi họng của con người, Amidan có bản chất là 2 hạch bạch huyết nằm ở 2 bên cổ họng, với vai trò ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn bảo vệ cơ quan hô hấp dưới nhờ cơ chế tự tiêu diệt vi khuẩn.

Nguyên nhân

Tình trạng viêm amidan sẽ xảy ra khi amidan bị tấn công bởi virus, vi khuẩn sẽ làm kích ứng các yếu tố sưng viêm và đau nhức. Cụ thể có thể đến từ một số nguyên nhân như:

  • Sự thay đổi của thời tiết
  • Vệ sinh khoang miệng không đúng cách, không sạch sẽ
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp hay các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà
  • Có dị tật ở trong amidan hoặc khu vực cổ họng
  • Môi trường ô nhiễm  (khói bụi, khói thuốc, vệ sinh không kỹ)
  • Sử dụng các thực phẩm đông lạnh (kem, đá,...) các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ

Triệu chứng khi trẻ viêm Amidan | Special Kid

Vì còn khá nhỏ nên việc mô tả bệnh lý ở trẻ cũng khó khăn hơn so với người lớn. Tuy nhiên mẹ có thể căn cứ vào một số biểu hiện của trẻ để phát hiện bệnh lý sớm và đưa bé đến thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế. Các triệu chứng điển hình cho viêm amidan như: 

  • Đau cổ họng
  • Amidan bị sưng đỏ
  • Cổ họng xuất hiện vết phồng rộp hoặc vết loét đau rát có thể nhìn rõ khi bé há miệng
  • Đau đầu, ù tai, đau tai
  • Khó nuốt, chảy nước dãi 
  • Hạch ở cổ hoặc hàm xuất hiện tình trạng sưng tấy
  • Sốt và ớn lạnh
  • Hôi miệng ngay cả khi vừa đánh răng xong
  • Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở
  • Một số biểu hiện trên đường tiêu hoá: Bụng khó chịu, nôn mửa, đau bụng, biếng ăn

Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan trẻ em

Dù là bệnh lý khá thường gặp nên có lẽ nhiều phụ huynh sẽ chủ quan mà không quá chú trọng vào điều trị dứt điểm cho trẻ. Trường hợp không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp-xe thành bên họng…. Tình trạng viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội mạc tim, viêm cơ tim, viêm khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết cũng có thể xảy ra. Nghiêm trọng hơn trẻ còn có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. 

Cách dự phòng viêm amidan cho trẻ

Phòng tránh viêm Amidan | Special Kid

Là bệnh lý thường gặp và tiềm tàng nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đã được trình bày ở trên, việc phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy để có thể giảm thiểu nguy cơ bị viêm amidan trên trẻ nhỏ mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm, đồ ăn lạnh như kem, đá, đồ đông lạnh mới lấy từ tủ lạnh ra
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh bị lạnh, nhất là các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh như bàn chân, bàn tay, cổ họng,..
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng hàng ngày với nước muối
  • Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế hít phải khói bụi, mầm bệnh là các nguyên nhân gây viêm hầu họng, viêm amidan
  • Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm dinh dưỡng 

Điều trị amidan cho trẻ nhỏ

Để điều trị amidan cho trẻ nhỏ bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, các chuyên gia y tế, phụ huynh cần phải chăm sóc thêm cho trẻ để bệnh tình có thể nhanh khỏi và trẻ vẫn có một sức khoẻ tốt để vui chơi và học tập.

  • Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua các thực phẩm như: trái cây (dâu tây, các loại quả mọng…), rau xanh (bông cải xanh, rau bina và cà rốt) và các loại vitamin (vitamin C, E, A) 
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hàng ngày (1-2 lần/ ngày) để vệ sinh họng, miệng.
  • Giữ gìn phòng ốc, khu vui chơi của trẻ luôn thông thoáng và sạch sẽ
  • Trẻ cần uống nhiều nước (gồm nước trái cây) để bù nước cho cơ thể do sốt, đồng thời giảm tình trạng viêm, khô họng (nên sử dụng nước ấm)
  • Tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng điều trị không dứt điểm và tái phát nhiều lần.

Viêm Amidan dù là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nhiều khó chịu cho trẻ nếu mắc bệnh và sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời. Hy vọng các thông tin được cung cấp trên bài viết sẽ giúp mẹ chăm bé có sức khoẻ thật tốt.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi