Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản là gì?

Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc phế quản, các ống dẫn khí lớn trong phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và các "hàng rào bảo vệ hệ hô hấp tự nhiên" vẫn chưa được hoàn thiện

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Các đường hô hấp này gọi là phế quản. Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể xâm nhập vào phế quản, đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc. Khi bị viêm phế quản sẽ khiến trẻ ho nhiều, kèm theo đó là đau họng hay sổ mũi.

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24 – 72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, ở thời điểm hiện tại, viêm phế quản cấp tính có thể diễn ra từ vài tuần đến hơn tháng. Viêm phế quản mạn tính thường ít gặp hơn ở trẻ em, có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, nguyên nhân có thể do tiếp xúc lâu dài với tác nhân gây dị ứng hoặc có hệ hô hấp mẫn cảm, dễ bị kích ứng.

Xem thêm: viêm phổi ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ?

  • Nhiễm khuẩn: là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ, thường gặp các loại phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, hay là liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này luôn có trong khoang mũi – họng nhưng sẽ tạm thời "ngủ đông" khi hệ miễn dịch đang hoạt động tốt. Khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ kém đi, vi khuẩn sẽ "thức dậy và tranh thủ" tấn công cơ thể trẻ.
  • Những bé sinh non và những trẻ đã mắc một số bệnh như là sởi, ho gà, viêm amidan, hay hen suyễn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ khác.
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh, cơ thể trẻ sơ sinh không thể thích nghi kịp sẽ khiến cho trẻ dễ bị viêm phế quản.
  • Không khí bị ô nhiễm: khi trẻ sống ở trong một môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải các chất độc hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hoặc là khói thuốc lá, bụi bẩn… cũng có thể khiến trẻ bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em mẹ cần biết

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ?

  • Dấu hiệu đầu tiên là bị cảm lạnh, ho, hoặc là viêm mũi, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lan đến hai cuống phổi. Vi khuẩn sẽ làm cho khí quản bị sưng phồng, đỏ tấy và sẽ có dịch nhầy bị ứ đọng trong phổi, khiến trẻ bị sốt.
  • Cùng với sốt là trẻ sẽ bị ho nhiều hơn, dẫn tới đau rát cổ họng, xuất hiện đờm đặc có màu xanh, vàng hoặc là xám. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau ngực và sốt nhẹ. 

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Đảm bảo môi trường sống cho trẻ luôn sạch sẽ, tránh cho trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại như khói thuốc lá độc hại, bụi bẩn
  • Hạn chế đồ ăn lạnh như là nước đá, hoa quả lạnh… Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Khi cho trẻ nằm điều hòa, chỉ nên để nhiệt độ chênh lệch 2-3 độ so với bên ngoài. Không nên để cho điều hòa hướng thẳng vào người bé, không nên cho bé nằm lâu trong phòng điều hòa. Nếu bé nằm quạt, nên dùng quạt nhẹ, bật cho quạt quay để không khí khoáng nhẹ.
  • Phòng ngủ của trẻ cần thông thoáng, có không khí trong lành. Không nên trải thảm ở trong phòng trẻ. Thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô

Các bệnh về hô hấp thường khó tránh. Tuy nhiên ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để giúp con tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, hạn chế để bệnh diễn biến trở nặng. Special Kid luôn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong hành trình chăm sóc sức khỏe bé yêu. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi