Trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng

Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Tuy nhiên, hiện không ít phụ huynh không nhận ra con mình bị tự kỷ hoặc có được chẩn đoán con mình bị tự kỷ nhưng vẫn không tin đó là sự thật.  Việc nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố mẹ kịp thời đưa con chẩn đoán và điều trị.

Bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý vị về bệnh tự kỉ, các dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ, phương pháp điều trị và các lời khuyên dành cho bố mẹ. Hi vọng, qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ con mình tránh khỏi những tổn thương mà tự kỉ gây ra.

1. Tự kỷ là gì?

“Sự gia tăng trẻ tự kỷ làm chúng ta giật mình nhưng rất tiếc đó là sự thật. Sự thật đang xảy ra với chính Việt Nam đặc biệt trong 10 năm gần đây, số trẻ tự kỷ đến khám để được xác nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương không phải tăng con số 10, 20 lần mà 26, thậm chí hàng trăm lần tùy từng giai đoạn. Nói như vậy, để thấy rằng số người mắc chứng tự kỷ có thể nhiều hơn con số 200.000 được thống kê hiện nay”, phó giáo sư Nguyễn MInh Mục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam  nhấn mạnh.

Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ). Tự kỷ được cho là bệnh lý của não vì có sự rối loạn phát triển thần kinh do có sự xuất hiện của các gen bất thường. Hiện nay trẻ có dấu hiệu tự kỷ đang tăng lên rất nhiều.Nhưng ở nhiều nơi mọi người còn chưa biết nhiều về tự kỷ nên đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Hiện tại chưa có nhiều nơi có thể chẩn đoán được tự kỷ. Việt Nam cũng rất ít trung tâm dành cho trẻ tự kỷ lớn.

2. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ vô cùng quan trọng trong việc điều trị và giúp đỡ trẻ khỏi bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ tự mình cách ly khỏi mọi người, tự cô lập bản thân và gây nhiều tác hại cho trẻ.

Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ gồm:

  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bị tự kỷ, khi gọi tên trẻ, có thể trẻ không quay lại.
  • Đối với trẻ em 18 tháng tuổi chậm nói, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ hoặc diễn tả qua nét mặt thay cho việc trò chuyện.
  • Đối với trẻ em 18 tháng tuổi bị hạn chế trong việc lặp đi lặp lại những thứ đã được nghe hoặc những thứ vừa được nói.
  • Trẻ em 24 tháng tuổi có thể không giao tiếp qua mắt, không nói được câu 2 từ hoặc chưa nói rõ.
  • Trẻ em 16 tháng tuổi chưa thể nói từ đơn.
  • Trẻ em 12 tháng tuổi không tập nói bập bẹ.
  • Trẻ em 12 tháng tuổi chưa biết chỉ ngón tay, và không có những cử chỉ điệu bộ phù hợp trong giao tiếp.
  • Ở bất kỳ lứa tuổi nào, trẻ em bị mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp xã hội.
  • Trẻ bị tự kỷ thường để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới những người xung quanh, không để ý đến thái độ của người khác, chỉ muốn làm theo ý thích của bản thân.
  • Khi trẻ chậm nói hoặc có thể đã nói được nhưng sau lại không nói. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em chính là chậm nói.
  • Khi gặp vấn đề không vừa ý, do trẻ không biết nói hoặc không thể giữ bình tĩnh. Trẻ thích thu hẹp mình, chơi theo cách chơi đơn điệu…Khoảng trên 70% trẻ em bị tự kỷ có những biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.
  • Với những trẻ có thần kinh nhạy cảm sẽ có một số biểu hiện như sợ khi nghe tiếng to, sợ ánh sáng, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, bị cuốn hút bởi âm thanh quảng cáo…
  • Với trẻ em có thần kinh kém nhạy cảm sẽ có những biểu hiện sau: hay sờ đồ vật, thích được ôm chặt, ném hoặc tạo ra tiếng động…
  • Một số trẻ tự kỷ lại có khả năng ghi nhớ rất tốt, biết đọc chữ sớm, thuộc nhiều bài hát….nên nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng trẻ quá thông minh.

Trẻ bị tự kỷ sẽ trở lại hòa nhập với xã hội và phát triển bình thường nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Khi có các dấu hiệu như trên, cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia nhằm sớm tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Hiện nay, chưa có phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán bệnh tự kỷ, chính vì vậy, sự quan tâm chú ý của gia đình dành cho trẻ là vô cùng quan trọng.

3. Vai trò của cha mẹ trong việc điều trị tự kỷ

Chương trình can thiệp sớm cho trẻ trước 5 tuổi bao gồm dạy trẻ và tư vấn cho gia đình. Đối với trẻ cần tác động qua những phương pháp như: điều hòa đa giác quan, dạy các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, ngôn ngữ trị liệu, quản lý hành vi, chơi trị liệu, dạy kỹ năng tự lập, kỹ năng xã hội.

Với trẻ lớn dạy trẻ cần có chương trình dạy trẻ phát triển toàn diện được tiến hành ở nhà cũng như ở trường: dạy trẻ về nhận thức, hoạt động thích ứng, tăng cường sự chú ý, hoạt động cảm giác, vận động, ngôn ngữ, trí nhớ, tổ chức, học tập, kỹ năng xã hội, kỹ năng không gian thị giác và hoạt động chung nhằm giúp trẻ thích nghi cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

4. Những lời khuyên cho cha mẹ có con bị tự kỷ

  • Nhanh chóng vượt qua được “sốc” sau khi biết con bị tự kỷ, lấy lại tinh thần, chấp nhận thực tế
  • Kiên trì, can thiệp dạy trẻ mọi nơi, mọi lúc nếu có thể. Tránh chán nản, nôn nóng
  • Luôn tỏ rõ tình cảm yêu thương trẻ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, nhưng không làm thay trẻ và luôn khuyến khích trẻ tự lập theo khả năng có thể
  • Bố trí môi trường sống có cấu trúc rõ ràng, ổn định, an toàn
  • Thường xuyên cho trẻ đi khám, đánh giá theo định kỳ, phối hợp với các nhà chuyên môn để thiết lập chương trình phù hợp dạy trẻ.
  • Không mặc cảm che dấu mà tích cực cho trẻ hoà nhập cộng đồng, thông báo cho người có liên quan về tình trạng của trẻ.
  • Sinh hoạt nhóm cha mẹ tự kỷ để chia sẻ
← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi