KIỂM TRA NHANH 11 DẤU HIỆU SAU ĐỂ XEM CON BẠN LÀ TRẺ HIẾU ĐỘNG HAY TĂNG ĐỘNG
Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý. Có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên tập trung làm gì nhưng bố mẹ lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Dưới đây là một số ý kiến chuyên gia, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện sau:
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tăng động:
1. Biểu hiện hay quên là đặc điểm ở trẻ tăng động.
2. Trẻ thường di chuyển nhanh, hoạt động liên tục không ngừng, đặc biệt là thường hay chạy xung quanh.
3. Giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, có trẻ ngủ say nhưng cũng có trẻ khó ngủ, hay giật mình thức giấc.
4. Khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thiếu kiên nhẫn, không thể tập trung vào một hoạt động, một đứa trẻ mắc chứng tăng động thể hiện sự “quan tâm” vào nhiều điều khác nhau trong cùng một lúc, đó là lý do trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Vứt đồ dùng lung tung, hay làm mất đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập – đây là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động phụ huynh cần lưu ý.
6. Trẻ em thường không thể ngồi yên, trẻ có thể tìm cách đứng dậy, chạy xung quanh, hay vặn vẹo, khó chịu khi yêu cầu phải ngồi yên một chỗ.
7. Hay ngắt lời người khác, xen ngang khi người khác nói chuyện, không tập trung lắng nghe, tiếp thu người khác nói.
8. Cầm, nắm, bắt lấy mọi thứ mà trẻ nhìn thấy – dấu hiệu của trẻ bị tăng động này có thể nhầm lẫn với sự khám phá nghịch ngợm của trẻ.
9. Nói ra những câu không phù hợp với tình huống, hoàn cảnh tại thời điểm đó.
10. Khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể có những cơn bộc phát của sự tức giận bất cứ khi nào.
11. Lặp đi lặp lại những sai lầm, những bất cẩn. Trẻ tăng động thiếu chú ý, tiếp thu những chi tiết phạm lỗi, kết quả trong các hoạt động thường ngày, học tập.
Lời khuyên cho cha mẹ có con bị tăng động
Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị dùng thuốc dành cho trẻ bị tăng động và liệu pháp hành vi, cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi con để con không bị tự ti, tự kỷ.
Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ học tập, làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể cho trẻ nên làm như thế này, thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia. Và quan trọng là cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động thái quá.