Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – Phát hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – Phát hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Do bản tính hiếu động và ham chơi nên trẻ thích chơi ở những chỗ tối – là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công.

Mặt khác, cũng có thể lý giải rằng do hoạt động thường xuyên nên thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, nhịp thở của trẻ cũng cao, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. Ngoài ra trẻ chưa có ý thức phòng muỗi đốt nên muỗi đốt “vô tư” (cả muỗi gây bệnh SXH). Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người lớn nên trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

Sốt xuất huyết ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy các mẹ chăm sóc trẻ nhỏ cần phải lưu ý. Sau đây SpecialKid sẽ cung cấp những thông tin cần biết khi trẻ bị sốt xuất huyết, các mẹ cần tham khảo để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bé nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết sớm nhất trẻ bị sốt xuất huyết

Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt.

dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

– Ngày thứ 1 của bệnh sốt xuất huyết:

Trẻ mắc bệnh sốt cao, đột ngột, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp , đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Lúc này trẻ bắt đầu có biểu hiện bệnh nhưng các xét nghiệm đều bình thường, là giai đoạn gia đình nên tích cực chăm sóc trẻ.

– Ngày thứ 2 của bệnh sốt xuất huyết:

Trẻ tiếp tục sốt cao, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết dưới da ở các vùng cổ, bụng, chân tay, mí mắt…Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.

– Ngày thứ 3 của bệnh sốt xuất huyết:

Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Trẻ vẫn còn sốt cao, chảy máu mũi, chảy máu răng. Test kiểm tra dương tính với virus gây xuất huyết.

Phương pháp chăm sóc cho trẻ khi bị sốt xuất huyết:

Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ, trong đó không thể bỏ qua khâu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng

dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

a. Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Khi trẻ sốt cao ≥ 380 5C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.

bChế độ dinh dưỡng phù hợp

– Thức ăn: cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ

– Nước uống: cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống sản phẩm bù nước và chất điện giải, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh,

– Vitamin: trẻ cần cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

c. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.

Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

  • Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì
  • Đau bụng
  • Xuất huyết
  • Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
  • Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng.

d. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây :

– Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc.

– Không cho trẻ uống những loại  nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

– Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bố sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình bệnh nhân và thầy thuốc, trong đó vai trò của người chăm sóc trực tiếp các cháu nói chung, của bà mẹ nói riêng là hết sức quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe của các cháu một cách tốt nhất.

Bất kỳ cha mẹ nào đều luôn mong muốn con khỏe mạnh, phát triển hoàn hảo. Nhãn hàng Special Kid (thương hiệu số 1 tại Pháp) đã có mặt tại Việt Nam sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi làm cách nào để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu. 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi