ĐỪNG ĐỂ HẬU QUẢ KHI BỊ TÁO BÓN KÉO DÀI TRỞ THÀNH NỖI ÁM ẢNH CỦA TRẺ
Táo bón là chỉ tình trạng trẻ đại tiện khó hơn bình thường. Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và tính chất phân cứng thành cục như phân dê. Hậu quả khi bị táo bón kéo dài khiến trẻ chán ăn, nôn trớ, đau bụng, chậm lên cân, đi ngoài ra máu, lâu dần có thể gây ra bệnh trĩ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân làm bé bị táo bón sẽ giúp mẹ có cách phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả
Khi nào trẻ được coi là đang bị táo bón?
Trẻ được coi là đang bị táo bón có các triệu chứng dưới đây:
– Bé ít đi đại tiện. Có thể là 2-3 thậm chí lâu hơn mới đi đại tiện 1 lần.
– Tính chất phân cứng, đóng cục như viên bi hoặc như phân dê. Đôi khi phân trẻ có thể kèm máu do bị nứt kẽ hậu môn.
– Trẻ khóc, gồng mình mỗi khi đi vệ sinh. Với trẻ lớn hơn, trẻ sẽ kêu đau, rát.
Sẽ có nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn, 3-5 ngày, thậm chí 10 ngày mới đi đại tiện có phải là táo bón? Điều này còn tùy thuộc vào tính chất phân của bé.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ. Tùy theo mỗi nguyên nhân gây bệnh mà mẹ có thể tìm ra cách điều trị bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
– Bé bị táo bón do thiếu nước và chất xơ
Khi trẻ uống ít nước, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng hấp thụ hết nước ở cả ruột non và ruột già khiến các chất thải sau khi tiêu hóa không chứa nước, trẻ ăn nhiều chất đạm nhưng lại ít ăn rau xanh và trái cây khiến cơ thể bị thiếu nước và chất xơ, phân sẽ bị khô cứng và vón cục khó thải ra ngoài, gây nên táo bón.
– Bé lười vận động nên bị táo bón
Trẻ em ngày nay chỉ quanh quẩn trong nhà với các phương tiện giải trí như xem tivi, chơi điện tử, internet,… mà ít dành thời gian vận động ngoài trời, khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.
– Bé đang sử dụng một số loại thuốc
Các loại thuốc mà bé đang dùng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển.
– Táo bón ở bé có thể là triệu chứng của một số bệnh khác
Những căn bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… khiến trương lực ruột bị giảm, làm bé bị táo bón.
– Bé bị táo bón do yếu tố tinh thần
Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,… lâu dài dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.
Hậu quả khi bị táo bón kéo dài
– Trẻ không phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón trẻ rất dễ bỏ bữa, biếng ăn, dẫn đến không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin và chất cần thiết. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không được khỏe mạnh và phát triển không hoàn hảo so với các trẻ cùng trang lứa khác.
– Trẻ bị nứt hậu môn: trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, lâu dần phân bị ứ lại trong ruột sẽ càng mất nước, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn, gây ra hiện tượng nứt hậu môn.
– Trẻ bị trĩ, sa trực tràng: Phân bị ứ đọng trong trực tràng gây ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày sẽ gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.
– Rối loạn tâm lý: Phân ở lâu trong đại tràng sẽ là nguồn kích thích gây ra những rối loạn thần kinh khiến trẻ bị táo bón triền miên, dễ nổi cáu, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung trong giao tiếp.
SPECIAL KID SOULAG’DOUX kẻ thù táo bón của trẻ nhỏ
Vì vậy, để giúp con luôn khỏe mạnh, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con và hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt tích cực, khoa học. Nếu bé có triệu chứng táo bón kéo dài mẹ nên dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón như SPECIAL KID SOULAG’DOUX – thực phẩm chức năng trị táo bón ở trẻ với 100% chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, đặc biệt với cơ chế phá vỡ cấu trúc phân và làm mềm phân giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cũng như phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
Special Kid Soulag’Doux có thể được dùng thành từng đợt hoặc thường xuyên để phòng tránh táo bón và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện của bệnh trĩ như chảy máu khi đi cầu, búi trĩ xuất hiện mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.