[Chuyên gia tư vấn] Chăm sóc và điều trị táo bón ở trẻ

[Chuyên gia tư vấn] Chăm sóc và điều trị táo bón ở trẻ

Táo bón là một trong những vấn đề về tiêu hoá phổ biến ở trẻ em. Đây là bệnh lý thường gặp, có nguy cơ tái lại cao nếu không điều trị dứt điểm về nguyên nhân. Dù không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng đọc ngay bài viết sau để lưu lại các tip chăm sóc và điều trị táo bón cho con nhé mẹ

Mẹ biết gì về tình trạng táo bón ở trẻ?

Táo bón là bệnh lý tiêu hoá khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong đó có trẻ em. Tình trạng táo bón được xác định khi trẻ có số lần đi đại tiện nhỏ hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, vón cục, khi trẻ đi đại tiện cần phải gắng sức và có thể dẫn đến chảy máu hoặc nứt kẽ hậu môn khi cố đi đại tiện

Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể đến từ nhiều nguyên nhân từ cuộc sống hàng ngày như:

  • Chế độ ăn thiếu nước làm phân trở nên khô cứng, do trong phân có đến 70% là nước
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ. Chất xơ cũng là thành phần tạo nên phân, việc thiếu chất xơ cũng khiến phân khô cứng, khó phân hủy, do chất xơ là nguồn thức ăn của các vi sinh vật đường ruột giúp phân huỷ phân.
  • Thói quen nhịn đi đại tiện. Do mải chơi, do ngại đi đại tiện khi đi nhà trẻ mà các bạn nhỏ thường nhịn đi đại tiện. Tình trạng nhịn đi đại tiện khiến phân bị giữ lại ở đại tràng, tại đây nước trong phân sẽ được hấp thụ ngược lại khiến phân trở nên khô và cứng hơn dẫn tới tình trạng táo bón nếu trẻ nhịn đi đại tiện
  • Lười vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Nguyên nhân là do việc ít vận động khiến nhu động ruột của trẻ làm phân sau khi được hình thành không được di chuyển để đẩy ra ngoài.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, còn 1 số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới táo bón ở trẻ nhỏ như việc sử dụng thuốc như kháng sinh, thuốc ho,... rối loạn cảm xúc và một số bệnh lý liên quan đến trực tràng, hệ thần kinh,... ở trẻ.

Những ảnh hưởng của táo bón đến sức khỏe của trẻ

Ảnh hưởng của táo bón đến trẻ | Special Kid

Dù là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên táo bón lại gây ra những khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ và nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ đau rát, chảy máu mỗi khi có đi đại tiện
  • Nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại có thể xảy ra
  • Ung thư hậu môn trực tràng nếu phân lưu giữ quá lâu tại đại tràng
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn và mệt mỏi
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
  • Tắc ruột

Cách điều trị táo bón ở trẻ

Để cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ mà có thể sử dụng thuốc để điều trị hoặc điều trị không dùng thuốc. Tuy nhiên nguyên tắc cốt lõi trong điều trị táo bón cho trẻ đó là hướng tới điều trị nguyên nhân để có thể cải thiện dứt điểm và ngăn chặn tình trạng tái lại của bệnh.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị táo bón cho trẻ | Special Kid

Trong điều trị táo bón cho trẻ nhỏ, trước khi bắt đầu dùng thuốc điều trị, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo phụ huynh điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc trước, nếu không cải thiện được tình trạng mới phải sử dụng đến các thuốc nhuận tràng. Các cách điều trị táo bón cho trẻ không cần dùng thuốc cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày 1,5- 2l nước/ ngày
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn thông qua các nguồn thực phẩm như rau xanh, hoa quả
  • Cho trẻ tăng cường vận động nhẹ nhàng
  • Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày cho trẻ.

Bên cạnh đó có thể hỗ trợ thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ nhuận tràng, giảm táo bón cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Special Kid Soulag'Doux - Kích thích tiêu hóa, Nhuận tràng, Giảm táo bón.

Điều trị dùng thuốc

Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc mà tình trạng táo bón ở trẻ không cải thiện, mẹ cần đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và nhận hướng dẫn điều trị phù hợp. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng trên thị trường tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng dùng được và cũng an toàn cho trẻ nhỏ. Vì vậy tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhuận tràng và sử dụng cho bé khi thấy tình trạng táo bón không cải thiện. Cần được sự tư vấn và tuân thủ theo phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế để tình trạng bệnh của bé được cải thiện.

Sau khi cải thiện được tình trạng đi đại tiện của bé, mẹ lưu ý vẫn cần tiếp tục duy trì các phương pháp điều trị không dùng thuốc để cải thiện hoàn toàn các nguyên nhân gây táo bón cho trẻ để tình trạng táo bón không tái diễn nữa.

Hy vọng các thông tin được cung cấp từ Special Kid đã đưa cho mẹ những kiến thức hữu ích trong chăm sóc sức khỏe của trẻ đặc biệt là bệnh lý táo bón.

 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi