Thực đơn ăn dặm cho bé

Khi cho trẻ ăn dặm cần chế biến bữa ăn sao cho đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ để trẻ ăn ngon miệng.

Bạn tham khảo một số thực đơn ăn dặm dưới đây cho bé nhé!

Thực đơn ăn dặm cần đơn giản, dễ làm. Ban đầu, bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:

  • Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.
  • Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.
  • Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.
  • Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

Đầu tiên trong thực đơn cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1 – 3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói, sau đó vẫn cho bé bú bình thường đến khi đủ no. Khi bé đã quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3 – 5 ngày mới chuyển sang thức ăn khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho bé để loại trừ.

Thực phẩm ăn dặm cho bé

                                                           Thực phẩm ăn dặm cho bé

Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mỳ), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm cua, trứng), rau và trái cây. Thực đơn ăn dặm của bé phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với một loại thực phẩm). Nửa bát bột hay cháo (khoảng 100ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.

Liều lượng cho bé được các chuyên gia khuyên như sau:

  • Trẻ 4 – 6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn một bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì theo nhu cầu của bé.
  • Từ 9 – 12 tháng: ăn bột, cháo đặc 2 – 3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như phomat, bánh flan, tào phớ. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.

Nói chung lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Thực đơn ăn dặm cũng cần đa dạng, phong phú. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy bạn cũng phải linh hoạt một chút. Điều quan trọng là bé ăn đủ no và tăng trưởng tốt.

Bạn có thể xem thêm lý do tại sao cần cho bé ăn dặm tại đây.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi