Thiếu kẽm ở trẻ em gây ra những hậu quả gì?

Thiếu kẽm ở trẻ em gây ra những hậu quả gì?

Trong những năm gần đây tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em là vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và một tỷ lệ lớn trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những đứa trẻ thiếu hụt chất kẽm có thể đối diện với nguy cơ mắc các chứng bệnh mạn tính về sau.

Hậu quả của việc thiếu kẽm:

– Thiếu dinh dưỡng: Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao.

– Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: Trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ; buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.

– Rối loạn tâm – thần kinh: Rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài. Suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ…).

– Rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình). Suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động…

– Thiếu kẽm còn gây tổn thương mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.

– Trường hợp thiếu kẽm nặng, còn có thể dẩn đến viêm da, dầy sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt. Viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy. Tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn. Kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Chậm phát triển giới tính, giảm năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực. Suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn…

– Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.

– Thiếu kẽm trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ: Một nghiên cứu của Nhật Bản vừa cho biết, sau khi tìm thấy số lớn các trẻ mắc tự kỷ và những bệnh liên quan như hội chứng Asperger đều thiếu vi chất này. Trong nghiên cứu mới đây nhất, nhóm nghiên cứu ở Tokyo đo hàm lượng kẽm trong tóc của gần 2.000 trẻ mắc tự kỷ và các chứng bệnh liên quan. Kết quả cho thấy có “mối liên hệ đáng kể” giữa hội chứng này với tình trạng thiếu kẽm, đặc biệt trong nhóm trẻ ít tuổi nhất.

– Nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy cấp: Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét…

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi