Khám phá các loại thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hầu hết các tế bào bao gồm cả việc vận chuyển oxy trong toàn bộ cơ thể. Sắt tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng ion Ferrous (hóa trị 2) và Ferric (hóa trị 3). Phần lớn sắt trong cơ thể tham gia vào cấu trúc của hemoglobin (tế bào hồng cầu) và myoglobin (thành phần của sợi cơ).

Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.

Vì vậy, cơ thể cần được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta chỉ hấp thụ được một phần chất sắt từ các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ vì hấp thu chất sắt chủ yếu bị ảnh hưởng bởi số lượng sắt đã được lưu trữ sẵn trong cơ thể. Cơ thể sẽ hấp thụ chất sắt ít hơn nếu nó đã có một số lượng lớn sắt lưu trữ trong gan, lá lách và tủy xương. Bên cạnh đó, việc hấp thu sắt trong cơ thể cung có thể bị tác động tiêu cực bởi một số thực phẩm và cách chúng ta ăn uống. Cùng Special Kid khám phá các loại thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhóm thực phẩm giàu canxi

Nhóm thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, đậu hũ, quả sung, đại hoàng… Chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt vào cơ thể nếu bạn ăn quá 50mg mỗi lần. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể.

Nhóm thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, đậu hũ, quả sung, đại hoàng...

Nhóm thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, đậu hũ, quả sung, đại hoàng…

Tuy nhiên, một số các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá và sung lại là những nguồn quan trọng của sắt. Chất sắt trong cá dễ dàng được hấp thụ bởi cơ thể. Hơn nữa, canxi cũng là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không nên tránh hoàn toàn các thực phẩm này mà hãy bổ sung chúng một cách chừng mực.

2. Nhóm thực phẩm giàu phốt pho

Phốt pho chủ yếu được tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sản phẩm sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu...

Phốt pho chủ yếu được tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sản phẩm sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu…

Cũng như canxi, phốt pho là chất rất quan trọng cho việc duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu sắt vào cơ thể. Phốt pho chủ yếu được tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sản phẩm sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu… Nhưng thịt, cá, thịt gia cầm cũng lại là một nguồn tuyệt vời chứa sắt do đó bạn không nên loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung chúng cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin C để tạo thuận lợi cho sự hấp thu sắt trong ruột.

3. Cà phê và trà

Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin.

Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin.

Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt. Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tanin là rượu vang đỏ, táo và nước trái cây mọng và bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể tránh tác dụng ức chế của các loại đồ uống này bằng cách không uống chúng trong vòng hai giờ trước và sau khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm giàu chất sắt nào.

 4. Các loại thực phẩm chứa oxalat

Rau bina là một nguồn chứa sắt rất phong phú nhưng nó cũng chứa oxalat.

Rau bina là một nguồn chứa sắt rất phong phú nhưng nó cũng chứa oxalat.

 Oxalat là muối hoặc este của axit oxalic có thể làm giảm hấp thu chất sắt trong cơ thể. Rau bina là một nguồn chứa sắt rất phong phú nhưng nó cũng chứa oxalat. Đây chính là lý do tại sao lượng sắt trong rau bina có thể không được dễ dàng hấp thu bởi cơ thể khi ăn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chất oxalat có thể khắc phục được bằng cách ăn rau bina với thức ăn giàu thịt và vitamin C như cam, bông cải xanh. Ngoài rau bina, oxalat có thể được tìm thấy trong củ cải, cải xoăn, trà, sôcôla, đại hoàng, húng quế, rau mùi tây, rau oregano…

 5. Trứng

Trứng có thể ức chế sự hấp thu sắt khoảng 27%

Trứng có thể ức chế sự hấp thu sắt khoảng 27%

Mặc dù trứng vẫn được xem là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trứng có thể ức chế sự hấp thu sắt khoảng 27%. Lòng đỏ trứng có chứa một loại protein được gọi là phosvitin, mà liên kết với sắt sẽ làm cho ức chế sự hấp thu sắt. Thậm chí trứng được nấu chín kỹ cũng không thể nào loại bỏ được chất này.

 6. Đậu nành 

Người ta cũng đã tìm thấy sự ức chế hấp thu sắt ở đậu nành do có một acid gọi là phytate.

Người ta cũng đã tìm thấy sự ức chế hấp thu sắt ở đậu nành do có một acid gọi là phytate

Người ta cũng đã tìm thấy sự ức chế hấp thu sắt ở đậu nành do có một acid gọi là phytate. Acid này kết hợp với sắt thì sẽ ngăn chặn sự hấp thụ sắt của cơ thể. Trong khi đó đậu nành đang có mặt trong phần lớn thực phẩm chế biến sẵn.

 Như vậy, sắt là một dưỡng chất quan trọng, thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các enzym chứa sắt. Hi vọng qua bài viết trên, các mẹ có thể có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé.. Để được giải đáp cụ thể hơn về tình trạng của bé, các mẹ hãy để lại số điện thoại hoặc gọi ngay đến hotline 0944925915 để được các dược sĩ nhà Special Kid tư vấn nhé. 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi