Chứng thiếu máu ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết

Trong số những bệnh ở trẻ em, thiếu máu là một trong những bệnh khó phát hiện nhất, bởi vì nó không thể hiện nhiều ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bé, đồng thời làm trẻ không thoải mái vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, mẹ cần phải để ý trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu ở trẻ
Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu). Hồng cầu đóng vai trò tác nhân vận chuyển oxy trong máu. Khi hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

  • Thiếu dinh dưỡng: thường là thiếu vitamin, khoáng chất – những nguyên liệu tạo ra hồng cầu. Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.
  • Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố và điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.
  • Thiếu máu do mất máu: các bệnh lý như xuất huyết tiêu hoá, chấn thương, xuất huyết não, chảy máu nội tạng, trong các bệnh lý về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Hemophillia, giảm prothrombin. Các bệnh lý gây chảy máu mạn tính như: nhiễm giun, loét dạ dày-tá tràng…
  • Thiếu máu tan máu: ở trẻ mới đẻ nguyên nhân là do bất đồng nhóm máu mẹ con; huyết tán bẩm sinh (Thalassemia, bệnh hồng cầu nhỏ, bệnh hồng cầu hình thoi….); huyết tán mắc phải: nhiễm khuẩn, ngộ độc thuốc, sốt rét…
  • Biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.
  • Các bệnh khác: suy thận mạn tính, thiểu năng giáp, các bệnh hệ thống, rối loạn tiêu hoá kéo dài, ngộ độc đặc biệt là ngộ độc chì…

2. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.

  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay có màu nhợt tái chứ không có màu hồng như bình thường.
  • Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Trẻ không năng động như những bé đồng trang lứa, hoặc trẻ đột nhiên không muốn ra ngoài chơi đùa như bình thường, hoặc quấy khóc, khó chiều, dễ cáu gắt…
  • Trẻ biếng ăn, hay bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.
  • Nhịp tim trẻ khá nhanh, vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim, đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn để vận chuyển đủ oxy đến các mô của cơ thể.
  • Tóc thưa và dễ gãy rụng. Móng tay và móng chân không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.
  • Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi).
  • Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.20160217-FER VITAMIN
← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi