Những bệnh thường gặp khi cho bé đi nhà trẻ

Những bệnh thường gặp khi cho bé đi nhà trẻ

Môi trường nhà trẻ ở Việt Nam hiện nay tuy đang dần được cải thiện nhưng vẫn tập trung số lượng trẻ khá cao. Bên cạnh đó, sức đề kháng của các bé vẫn còn non nớt, khó tránh khỏi việc mắc phải các bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Mẹ hãy cùng Special Kid tìm hiểu các bệnh thường gặp khi bé đi nhà trẻ để có hướng phòng tránh tốt nhất các mẹ nhé!

Một số rối loạn tâm lý

Một số rối loạn tâm lý | Special Kid

Do chưa được chuẩn bị tâm lý tốt, trẻ sợ bạn bè trêu chọc, sợ xa mẹ… nên một số trẻ lần đầu tiên đi học có biểu hiện sợ hãi như khóc, phản kháng, không chịu đến trường. Có trẻ thể hiện thành những triệu chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn giấc ngủ. Những trẻ lo lắng quá sẽ có biểu hiện thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, thậm chí thường xuyên rối loạn tiểu tiện.

Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng

Những bệnh nhiễm trùng | Special Kid

 

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở trẻ mới đi học và xảy ra ở bé gái nhiều hơn. Nguyên nhân thường là chưa quen nơi vệ sinh công cộng, trẻ thường nín tiểu, uống ít nước, không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiểu tiện. Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều khi không rõ ràng, dễ bị bỏ qua như sốt kéo dài, biếng ăn hoặc không tăng cân. Nếu để ý sẽ thấy trẻ có tình trạng tiểu ít đi, màu sắc nước tiểu thay đổi hoặc có biểu hiện tiểu ngắt quãng, tiểu lắt nhắt, hay tiểu són. Khi phát hiện các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

Nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh tiêu hóa | Special Kid

 

Các bệnh tiêu hóa đó có thể là táo bón hoặc tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn, ngộ độc thức ăn khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, dị ứng với những thức ăn mà trẻ không hợp.

Sốt virus

Sổt Virus | Special Kid

Trong điều kiện bình thường cũng có virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và gây bệnh. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiêu hóa và thành dịch. Triệu chứng nổi bật là sốt cao từ 38-39 độC, thậm chí 40-41 độ C, ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Một số trẻ đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân là virus đường tiêu hóa. Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Một số trẻ có biểu hiện phát ban, viêm hạch, đau mắt…

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi. Tuy nhiên, sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly ngay, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có vacxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella…

Viêm phổi

Viêm phổi | Special Kid

Phần lớn các ca viêm phổi đều có thể chữa trị hiệu quả bằng kháng sinh, song một khi đã nhiễm bệnh, trẻ nhỏ thường không thể chống đỡ lâu.

Biểu hiện của bệnh là khó thở, sốt, ho, bỏ ăn, bỏ chơi, có thể kèm theo viêm đường hô hấp trên. Bệnh thường diễn biến nhanh, vì vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị khẩn cấp ngay khi phát hiện thở gấp và co rút lồng ngực.

Nhiễm giun

Nhiễm giun | Special Kid

Giun đũa, giun kim là loại ký sinh trùng trẻ dễ bị nhiễm nhất trong lứa tuổi này. Tay trẻ tiếp xúc với hầu hết các đồ đạc cũng như dụng cụ trong phòng học hay sàn nhà nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ có rất nhiều trứng giun đũa, giun kim. Thói quen mút tay cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm giun. Những trẻ nhiễm giun thường tăng cân chậm, suy dinh dưỡng, bụng trướng to. Tình trạng này được khắc phục tốt sau khi tẩy giun.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng | Special Kid

Chứng này thường đi theo sau các bệnh truyền nhiễm như sởi, nhưng lại trực tiếp hoặc hỗ trợ những căn bệnh khác gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám.

Dị ứng

Dị ứng | Special Kid

Trẻ tuổi mầm non rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ của môi trường. Trong điều kiện ẩm thấp, các dị nguyên như nấm mốc, bọ nhà, lông thú vật… rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí lên cơn hen. Vì vậy, tùy từng mùa, cần cho trẻ mặc trang phục thích hợp và vệ sinh nhà, phòng, lớp học đầy đủ để trẻ có môi trường thực sự sạch sẽ.

Dạy cho trẻ cách tự chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân là công việc rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi với môi trường. Đồng thời, nhà trẻ cần xây dựng các biện pháp phòng tránh tối ưu nhất để bảo vệ các bé trước các dịch bệnh. Bên cạnh đó, các mẹ, các cô cần kịp thời phát hiện các dấu hiện của con để có hướng điều trị sớm nhất cho bé yêu.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi