Khi nào nên khám mắt cho trẻ?

Khi nào nên khám mắt cho trẻ?

Nhiều trẻ gặp trở ngại ở trường học, cả học tập và hành vi, do không phát hiện các vấn đề về thị giác. Trẻ bị giảm kỹ năng thị giác, có thể cũng gặp các dấu hiệu về thể chất như nhức đầu, mệt mỏi và mỏi mắt. 

Các bác sĩ mắt khuyến cáo khi trẻ được 6 tháng tuổi nên cho trẻ đi khám mắt lần đầu để đảm bảo rằng mắt của trẻ phát triển bình thường. Sau lần khám đầu tiên này, các bác sĩ khuyên bố mẹ nên đưa con đi khám mắt lần thứ hai khi 3 tuổi, sau đó một lần nữa trước khi trẻ vào lớp 1 và khám hàng năm khi trẻ từ 6 tuổi trở lên. Những bài kiểm tra kỹ năng thị giác này là một phần không thể thiếu của một cuộc kiểm tra mắt toàn diện. Mỗi một độ tuổi sẽ có cách kiểm tra thị lực cho trẻ khác nhau, cụ thể: 

Trẻ trong độ tuổi sơ sinh (6 tháng đến 2 tuổi)

Khám mắt cho trẻ giai đoạn sơ sinh| Special Kid

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi được kiểm tra các kỹ năng tập trung của mắt, cảm nhận màu sắc và hình khối. Bác sĩ mắt sẽ sử dụng 3 phép thử khác nhau để xác định sự phát triển của mắt trẻ:

  • Phản hồi của đồng tử. Kiểm tra phản ứng của đồng tử (mở và đóng) trong điều kiện có hoặc không có ánh sáng.
  • Cố định và theo dõi. Kiểm tra khả năng cố định và dõi theo một vật của bé khi nó di chuyển. Trong tháng đầu tiên sau khi sinh trẻ đã có khả năng cố định vào một vật và khả năng theo dõi thường phát triển khi trẻ được 3 tháng tuổi.
  • Ưu tiên tìm kiếm. Kiểm tra thị lực của bé bằng việc sử dụng các tấm thẻ đặc biệt, một mặt trống và một mặt sọc, để thu hút ánh nhìn của bé.

Trẻ trong độ tuổi mầm non (2 đến 5 tuổi) 

Khám mắt cho trẻ giai đoạn mầm non| Special Kid

Ở độ tuổi này, trẻ đang học tô màu, vẽ, cắt giấy, xếp các hình khối, lắp ráp Lego, chơi với bóng...kiểm tra mắt toàn diện cho trẻ mẫu giáo thường gồm các bài kiểm tra:

  • Thị lực
  • Mắt lười
  • Khả năng nhìn 3D (Stereopsis)
  • Khả năng theo dõi 
  • Cảm nhận màu sắc
  • Sức khỏe mắt

Những kỹ năng thị giác này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cũng như tiền đề khi trẻ bước vào năm học mới. Trẻ nhỏ không ngừng học hỏi các kỹ năng mới để chuẩn bị cho việc đọc và viết. Sự cần thiết và đóng góp vào thành tích học tập là trẻ có được các kỹ năng thị giác, như kỹ năng cảm nhận hình ảnh, phối hợp mắt và tay, kỹ năng vận động tinh, v.v.,.

Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào, hoặc nếu trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết hình dạng, màu sắc, số hoặc chữ cái, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa - sự chậm phát triển có thể là dấu hiệu của các vấn đề thị lực.

Đánh giá kỹ năng thị giác để loại trừ dấu hiệu của:

  • Nhược thị - còn được gọi là mắt lười
  • Lác mắt - còn được gọi là mắt lé
  • Thiếu hội tụ - không thể xem các vật thể gần một cách dễ dàng
  • Tập trung khó khăn
  • Nhận thức chiều sâu kém

Khả năng nhìn màu được kiểm tra bằng các bức tranh có màu sắc cụ thể để xác định xem trẻ có thể phân biệt giữa các màu hay không.

Soi bóng đồng tử là kỹ thuật sử dụng để đo lường tật khúc xạ khách quan. Bác sĩ sử dụng đèn soi để chiếu ánh sáng vào mắt trẻ, sau đó quan sát phản xạ ra ​​khỏi võng mạc của trẻ. Thử nghiệm có thể kiểm tra tật khúc xạ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ như cận thị. 

Kiểm tra sức khỏe đôi mắt trẻ gồm giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, võng mạc và mí mắt. Điều này cũng sẽ cho phép bác sĩ mắt loại trừ mọi vấn đề về mắt, chẳng hạn như: đục thuỷ tinh thế, tăng nhãn áp

Trẻ trong độ tuổi tiểu học 

Khám mắt cho trẻ giai đoạn tiểu học| Special Kid

Bài kiểm tra mắt toàn diện cho trẻ trong độ tuổi tiểu học cũng tương tự cho trẻ mầm non, nhưng bao gồm bài kiểm tra bổ sung về các kỹ năng thị giác cụ thể cần thiết cho việc đọc, học và thậm chí cả hoạt động thể thao. 

Các kỹ năng sau đây nên được kiểm tra khi khám mắt:

- Thị lực: khả năng nhìn rõ ở ba khoảng cách:

  • Gần - để đọc một cuốn sách
  • Trung bình - để sử dụng máy tính
  • Xa - để nhìn thấy bảng trong lớp

- Tập trung điều tiết:

  • Khả năng duy trì tầm nhìn rõ ràng khi chuyển tiêu điểm từ các vật thể ở gần sang vật thể ở xa - một kỹ năng cần thiết để nhìn lên bảng và sau đó nhìn vào vở trên bàn (ví dụ: ghi chép).
  • Khả năng duy trì thị lực rõ ràng trong một khoảng thời gian dài - khi đọc sách hoặc hoàn thành bài tập về nhà.

- Theo dõi trực quan: khả năng di chuyển mắt để theo một dòng văn bản trên trang hoặc theo một vật chuyển động như một quả bóng ném trong không khí.

- Phối hợp mắt: khả năng sử dụng cả hai mắt cùng nhau, phối hợp khi đọc

- Phối hợp mắt - tay: khả năng sử dụng thông tin thị giác để định hướng chính xác tay khi đánh bóng hoặc vẽ hình.

- Nhận thức trực quan: khả năng tổ chức trực quan các hình ảnh trên trang thành các chữ cái, từ ngữ và ý tưởng; và để hiểu và nhớ lại văn bản.

  • Nhận biết: khả năng phân biệt giữa các chữ cái như “b” và “d”.
  • Bao quát: khả năng hình dung hoặc tưởng tượng trong tâm trí về khung cảnh của một câu chuyện
  • Ghi nhớ: khả năng ghi nhớ và nhớ lại các chi tiết

Kiểm tra mắt thường xuyên rất quan trọng vì trẻ nhỏ chưa tự ý thức bảo vệ hay nhận biết sự thay đổi của thị lực. Cùng với việc khám mắt định kỳ, phụ huynh cũng nên bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn uống khoa học, bổ sung sản phẩm tốt cho mắt giúp mắt trẻ luôn sáng, khỏe, tinh anh. 

Tham khảo sản phẩm bảo vệ thị lực, ngăn ngừa cận thị cho trẻ Special Kid Vision

Nguồn: Tiến sĩ Russel Lazarus

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi