Điều trị sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng. Do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để có thể tìm ra giải pháp điều trị kịp thời.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho hay, người bị sốt xuất huyết nếu ở trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước, dung dịch oresol, nước trái cây. Cần lưu ý, người bệnh nên ăn các món có nước và mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và hạ sốt bằng Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Gia đình cần theo dõi người bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết hoặc diễn biến nặng (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến bệnh viện ngay.

Bác sĩ này cũng khuyến cáo ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác hoặc cạo gió theo phương pháp dân gian gây biến chứng khó lường. Đặc biệt, hành động cạo gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân vì có thể gây xuất huyết trầm trọng.

Điều trị sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết

Dưới đây là cách điều trị bệnh sốt xuất huyết.

  • Bổ sung dịch sớm và đủ tùy mức độ.
  • Hạ nhiệt khi sốt cao trên 40oC, an thần.
  • Xử lý ngay mọi xuất huyết. truyền máu khi xuất huyết nội tạng nặng và hematocrid thấp.
  • Phát hiện và xử lý sớm shock.

Điều trị cụ thể

Sốt xuất huyết độ 1 và 2:

  • Bù nước và điện giải bằng đường uống: oresol, nước cam, chanh.
  • Theo dõi sát, nếu bệnh nhân nôn nhiều, huyết áp giao động, suy tuần hoàn thì truyền dịch ngay. Dung dịch truyền: NaCl 0,9%, glucose 5%, Ringer lactat.
  • Điều trị triệu chứng:  hạ sốt (paracetamol), an thần.

Sốt xuất huyết độ 3 và 4: chống shock bằng truyền dung dịch điện giải, dung dịch keo, máu.

  • Chống rối loạn cân bằng kiềm toan.
  • Thuốc trợ tim, mạch.
  • Thở oxy.
  • Xử lý xuất huyết nặng.

Hiện nay, ngành y chưa có vắc xin đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết, việc duy nhất có thể làm để bảo vệ gia đình là diệt muỗi vằn, trung gian truyền bệnh.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi