Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do đâu

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và ở trẻ em thì lại càng không phải là vấn đề quá xa lạ. Với biểu hiện dễ nhận thấy như giảm số lần đại tiện bình thường, gặp khó khăn và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân…Mẹ cần có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

1. Nguyên nhân nào gây táo bón ở trẻ?

Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng triệu chứng táo bón ở trẻ em do bé ăn quá nhiều thức ăn hoặc ít uống nước. Tuy nhiên những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể nhiều hơn các bậc phụ huynh vẫn thường nghĩ. Những nguyên nhân thường gặp là:

  • Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)
  • Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. Vì sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, làm nhu động ruột hoạt động hơn, thiếu hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.
  • Trẻ bị thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh
  • Trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động, đặc biệt là sau khi ăn
  • Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ em thường có nhiều chứng triệu chứng phải điều trị bằng thuốc như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em
  • Trẻ gặp một số chứng triệu chứng cần điều trị bằng phẫu thuật như tắc nghẽn đường ruột, triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh; Suy giáp (hormone tuyến giáp thấp) hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh)

2. Một số giải pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón

Để ngăn ngừa táo bón cho bé, bố mẹ cần lưu ý trong cả khẩu phần ăn cũng như tập thói quen cho bé:

Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Chế độ ăn cần cân đối các thành phần, đặc biệt chú ý bổ sung nhiều chất xơ 
  • Giảm các loại thực phẩm và nước uống ngọt
  • Hạn chế dung nạp dư lượng cơm gạo trắng, tinh bột và chuối; thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch…
  • Thay thế bằng các loại sinh tố để bé dễ hấp thụ vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho trẻ
  • Đảm bảo cho trẻ uống nhiều và đầy đủ nước mỗi ngày.

Thứ hai, tập thói quen cho bé

  • Khi bé có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày, mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.
  • Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
  • Mẹ cần tập cho bé thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.

Thứ ba, cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột:

  •  Nếu mẹ đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bé có phân cứng, đi cầu khó mẹ cần sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để hỗ trợ. Các thực phẩm chức năng hỗ trợ làm mềm phân thường được các bác sĩ ưu tiên hơn vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ.
  • Sản phẩm Special Kid Soulag’Doux mang thương hiệu Pháp, với chiết xuất 100% từ tự nhiên gồm: Dịch chiết Thì là, dịch chiết Cúc la mã, nước ép Mận Châu Âu, nước ép Sung, giàu chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột. Đặc biệt với nước ép Mận, một trong những loại trái cây nhuận tràng tốt nhất, chống táo bón bằng cách làm vỡ cấu trúc phân, làm mềm phân, hiệu quả sau 2-3 giờ sử dụng.

Trên đây là những chia sẻ của Special Kid về nguyên nhân cũng như giải pháp làm giảm táo bón cho bé, nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ dược sĩ chuyên môn của chúng tôi. 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi