TRẺ NHỎ NUỐT KEM ĐÁNH RĂNG CÓ BỊ DƯ FLUORIDE KHÔNG?

TRẺ NHỎ NUỐT KEM ĐÁNH RĂNG CÓ BỊ DƯ FLUORIDE KHÔNG?

Theo các tài liệu khoa học, Fluoride có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp Collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương.

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là Apatit, Fluoride có thể ngấm vào men răng và tạo thành Fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi Acid, từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những công dụng trên là không thể phủ nhận.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng Fluoride từ 0,5 – 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương.

Nhiều phụ huynh lo lắng trong tầm tuổi dưới 2 tuổi dùng kem đánh răng nhiều trẻ do chưa kiểm soát được việc nuốt kem đánh răng, nếu nuốt nhiều chất Fluor trong kem đánh răng sẽ dẫn tới bệnh Fluorosis (nhiễm Fluor).

Việc nuốt kem đánh răng ở trẻ dưới 6 tuổi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ yên tâm là trẻ sẽ không dư fluoride hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cha mẹ làm tốt 5 điều sau:
1) Khi chọn kem đánh răng cho bẻ, bạn nên đọc cẩn thận thành phần, đặc biệt FLUORIDE
• Bé từ 0 – 6 tuổi: Kem đánh răng chứa không quá 1000ppm fluoride.
• Bé từ 6 tuổi trở lên: Kem đánh răng chứa 1350 – 1500ppm fluoride.
Kem đánh răng chứa Fluoride là cần thiết để ngăn ngừa sâu răng.
2) Dùng đúng lượng kem cho mỗi lần đánh:
Trẻ 0 – hết 2 tuổi: Lượng kem mỗi lần bằng hạt gạo
Trẻ 3 – 6 tuổi: Lượng kem mỗi lần đánh bằng hạt đậu Hà Lan
3) Ngày không đánh quá 2 lần
4) Không tự ý mua và bổ sung cho bé các thuốc bổ sung/TPCN chứa fluoride
5) Để kem đánh răng xa tầm tay của trẻ

LÀM GÌ KHI BỊ DƯ THỪA FLUOR?

Không có cách chữa trị dứt điểm những tác động xấu do dư thừa fluor, chỉ có phương pháp thẩm mỹ giúp làm che bớt những đốm trắng, nâu, đen loang lổ trên bề mặt của răng và những cách cải tạo sức khỏe răng miệng bằng hấp thụ thực phẩm tốt trong cuộc sống hàng ngày.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi