CÁCH NUÔI TRẺ SƠ SINH KHOA HỌC ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TỐT VÀ TOÀN DIỆN.

Khi mới sinh, cơ thể trẻ còn rất non yếu cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Trẻ có thể phát triển tốt và toàn diện hay không phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc và nuôi dạy của cha mẹ. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trong bài viết này, Special Kid sẽ gửi đến cha mẹ những thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ hơn cách nuôi trẻ sơ sinh khoa học để con phát triển tốt và toàn diện.

  1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

Chế độ dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời là yếu tố quyết định đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ về sau. Cha mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

 Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là phương pháp cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ được khuyến khích thực hiện bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo  nhiều chuyên gia, tổ chức dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong sữa mẹ có chứa hơn 300 thành phần khác nhau giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ và rất nhiều lợi ích khác, tốt cho cả mẹ và bé như:

  • Tăng cường miễn dịch giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.
  • Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  • Sữa mẹ giúp hoàn thiện và ổn định hệ tiêu hoá cho trẻ.
  • Trẻ bú mẹ giúp tăng chỉ số IQ.
  • Trẻ được bú mẹ có khả năng phòng ngừa thừa cân, béo phì về sau.
  • Giúp mẹ giảm cân tốt hơn.
  • Phòng ngừa loãng xương cho mẹ.
  • Giúp co cổ tử cung tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh cho mẹ

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời | Speicla Kid

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ cũng nên chú ý đến lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi ngày bởi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi cụ thể:

  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi 1 tuần tuổi ; 10 – 30ml sữa với 8 – 12 cữ bú/ngày
  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi 1 tháng tuổi : 35 – 60ml sữa với 6 – 8 cữ  bú/ngày
  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 2 – 4 tháng tuổi: 60 – 90ml sữa với 5 – 7 cữ bú/ngày
  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 4 -  tháng tuổi:: 90 – 120ml sữa với 5 – 6 cữ bú / ngày

Một điều mẹ nên chú ý khi cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ, đó chính là nhận biết dấu hiệu khi trẻ đã bú no để tránh trường hợp tiếp tục cho bé bú khiến bé nôn, trớ.

  • Sau khi bú giấc ngủ của con kéo dài 45 – 60 phút
  • Trẻ nhả núm vú và ngừng bú
  • Trẻ bị phân tâm những thứ xung quanh thay vì tập trung bú mẹ
  • Ngực của mẹ hết sữa và không còn căng
 

Xem thêm: Tác dụng của nuôi con bằng sữa mẹ

 

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn ăn dặm

Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ đã ổn định giúp bé có thể làm quen với một số loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng  6 tháng là độ tuổi thích hợp nhất để cho trẻ ăn bởi lúc này hệ tiêu hoá của trẻ đã ổn định. Do đó, mẹ nên cho bé ăn dặm để làm quen với một số loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ và nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ có một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ có thể ngồi và giữ đầu – cổ ổn định
  • Cân nặng của trẻ gấp đôi cân nặng lúc mới sinh
  • Trẻ thích thú khi nhận được đồ ăn người lớn đưa cho
  • Trẻ có phản xạ há miệng để nhận thức ăn

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt và toàn diện, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất: đạm, đường, chất béo và vi chất cho trẻ, cụ thể:

  • Chất đạm (Protein): Cơ thể trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần nhờ được bổ sung đầy đủ protein. Mẹ có thể bổ sung nguồn đạm động vật cho trẻ thông qua các loại thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa hoặc nguồn đạm thực vật từ các loại ngũ cốc.
  • Nhóm tinh bột: Nhóm chất này giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, lượng tinh bột trẻ nhận được khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành glucose giúp cung cấp năng lượng cho hệ  thần kinh trung ương và tái tạo các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm tinh bột cũng chứa nhiều vitamin B, sắt, canxi,… Các loại thực phẩm giàu tinh bột có trong: gạo, khoai tây, lúa mì và yến mạch,…
  • Nhóm vitamin: Vi chất gồm các vitamin và khoáng chất rất cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin B, kẽm, canxi giúp nuôi dưỡng thị lực, tăng đề kháng, phát triển hệ xương và răng cho trẻ. Một số loại thực phẩm giàu vitamin có thể bổ sung cho trẻ phải kể đến như: bông cải xanh, đậu nành, các loại cải, các loại đậu,…
  • Chất béo: Rất cần thiết trong việc hấp thu và trao đổi chất cho cơ thể của trẻ. Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất béo sẽ không chuyển hoá được một số loại vitamin tan trong dầu như: vitamin E, vitamin D, vitamin A…Vì vậy, trong giai đoạn trẻ ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung chất béo từ động vật như: cá hồi, cá trích hoặc những loại dầu thực vật như: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu mè,…

Dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn ăn dặm | Speicla Kid

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cũng nên chú ý một số điều sau khi cho trẻ ăn dặm:

  • Cho trẻ ăn loãng đến đặc, từ ít đến nhiều theo từng độ tuổi phù hợp
  • Thay đổi thực đơn và cách chế biến giúp trẻ thích thú với bữa ăn
  • Không ép trẻ ăn khi trẻ không hợp tác
  • Không thêm bất cứ gia vị gì khi chế biến đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Hạn chế các loại thực phẩm nước ngọt, bánh kẹo
  • Nên cho trẻ uống nước trong giai đoạn ăn dặm

2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh, ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển cảm xúc, hệ thần kinh và chiều cao của trẻ. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ về giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để từ đó giúp trẻ có một giấc ngủ ngon tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi khác nhau theo từng độ tuổi. Theo nghiên cứu từ Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of  Sleep Medicine – AASM) thì giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia làm các giai đoạn với thời gian ngủ cụ thể như sau:

Độ tuổi

Thời gian ngủ trung bình/ngày

Thông tin giấc ngủ của trẻ

0 – 1 tháng

18 – 20 giờ

Với giai đoạn này trẻ có thể ngủ 18 tiếng/ ngày và giấc ngủ của trẻ kéo dài trong vòng từ 60 đến 120 phút/ lần

 

2 – 4 tháng

14 – 16 giờ

Ở giai đoạn này, thời gian ngủ của trẻ có thể rút ngắn 2 tiếng/ngày so trước đó bởi giai đoạn này, trẻ sẽ có những hoạt động tập lẫy nên thời gian ngủ sẽ giảm đi và mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng vào ban ngày, 3 – 5 tiếng vào ban đêm.

4 – 6 tháng

14 – 15 giờ

Giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài hơn chủ yếu là vào ban đêm. Nhiều trẻ có thể ngủ xuyên đêm trong giai đoạn này.

6 – 12 tháng

12 – 14 giờ

Trong giai đoạn này cha mẹ có thể xây dựng cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh để đảm bảo giấc ngủ tốt nhất cho con.

 

Cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Bên cạnh thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ ngủ ngon và trẻ khó ngủ có sự phát triển khác biệt, cụ thể:

 

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Trẻ ngủ đủ giấc

  • Phát triển chiều cao, tăng cân
  • Phát triển não bộ
  • Tinh thần thoải mái, nhanh nhẹn
  • Tăng cường miễn dịch

Trẻ ngủ không đủ giấc

  • Chậm tăng trưởng
  • Chậm phát triển não bộ
  • Thường xuyên ốm vặt
  • Nhận thức chậm
  • Có vấn đề về hành vi và cảm xúc
  • Có nguy cơ béo phì

Để trẻ có giấc ngủ ngon và chất lượng cha mẹ nên tham khảo một số cách sau:

  • Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm
  • Tạo không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho trẻ khi ngủ
  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ bị đói trước khi đi ngủ
  • Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ vào khung giờ nhất định
  • Hạn chế cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày

Giấc ngủ giúp trẻ phát triển não bộ | Speicla Kid

Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và trí tuệ của trẻ.

3.Chăm sóc cơ thể cho trẻ sơ sinh khoa học

Việc chăm sóc cơ thể cho trẻ sơ sinh khiến mẹ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cần được chú trọng và chăm sóc kỹ. Một số lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc da trẻ sơ sinh:

  • Mẹ nên lựa chọn quần áo chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi cho bé để tránh bị cọ xát gây tổn thương cho da bé.
  • Lựa chọn loại tã phù hợp, nguồn gốc rõ ràng tránh gây kích ứng cho da bé
  • Các sản phẩm dùng trực tiếp lên da bé như: sữa tắm, nước giặt, kem bôi,…nên tìm hiểu kỹ về xuất xứ của sản phẩm hoặc nên lựa chọn sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng.
  • Giữ độ ẩm phù hợp cho da bé, không quá khô hoặc quá ẩm.

Bên cạnh việc chăm sóc da cho trẻ, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh, chăm sóc móng, chăm sóc rốn, vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày cho bé.

Special Kid đã tổng hợp 3 cách chăm sóc khoa học cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện và an toàn. Mọi vấn đề về cách nuôi trẻ sơ sinh hoặc cần tư vấn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy liên hệ ngay 0944.925.915 của Special Kid để nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialkid.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialkidvietnam

 

                                                                                       Nguồn: Tổng hợp

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi