Bí quyết dạy bé chậm nói hiệu quả

Hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ chậm nói do tác động của việc tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử. Chậm nói gây ra nhiều cản trở về giao tiếp và sự phát triển của trẻ. Nói chuyện cùng trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc các thiết bị điện tử, là một trong những bí quyết dạy trẻ chậm nói hiệu quả được nhiều cha mẹ áp dụng.

1. Khi nào trẻ biết nói?

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ là quá trình quan trọng góp phần vào sự phát triển trí tuệ của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 0 – 3 tuổi được coi là “giai đoạn vàng’’ để phát triển ngôn ngữ. Mỗi đứa trẻ sẽ có hành trình phát triển ngôn ngữ riêng, có trẻ biết nói sớm, có trẻ biết nói muộn. Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn phát triển ngôn ngữ mà trẻ chưa nói thì cha mẹ nên chú ý đến vấn đề chậm nói ở trẻ. 

2. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

2.1 Giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, não bộ của trẻ đã phát triển và nhận được những âm thanh bên ngoài và cả giọng nói của mẹ. Khi sinh ra, mặc dù thính giác của trẻ còn yếu nhưng trẻ đã có thể nghe và phát ra những âm thanh nhỏ.

Trong giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng phản xạ lại âm thanh như: chú ý đến âm thanh quen thuộc như tiếng nói của bố mẹ, giật mình khi có âm thanh lớn, có phản xạ cười hoặc khóc khi tiếp xúc với người quen, người lạ. 

2.2 Giai đoạn trẻ 3 – 6 tháng tuổi:

Trong giai đoạn này, trẻ có thể ê a một cách tự nhiên, nếu quan sát kỹ, cha mẹ sẽ thấy trẻ bắt đầu tập trung, quan sát chăm chú khi người lớn nói chuyện với trẻ. Đây chính là hành động của việc trẻ đang học cách phát âm từ người lớn.

Khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra một số nguyên âm chưa có nghĩa khi chơi với bố mẹ hoặc tự chơi 1 mình. Giai đoạn này, trẻ đã biết quay đầu sang hướng có âm thanh khi được bố mẹ gọi hoặc có những âm thanh thu hút trẻ. 

2.3 Giai đoạn trẻ 6 – 9 tháng tuổi: 

Bắt đầu vào giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ. Cha mẹ sẽ thấy sự thay đổi về ngôn ngữ của trẻ như: trẻ bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản, dễ phát âm: ba, bà, măm măm …

Theo các nhà nghiên cứu, số từ trẻ có thể nói trong giai đoạn này có thể lên tới hàng trăm từ, sẽ có từ rõ nghĩa, có từ chưa rõ nghĩa. Cũng trong giai đoạn này, trẻ có thể hiểu và hành động theo những từ người lớn nói: bế, măm, ti, yêu,…

2.4 Giai đoạn trẻ 9 – 12 tháng tuổi:

Với những trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, trong giai đoạn này trẻ có thể phát âm được 2 từ đơn và có thể phát âm câu dài nhưng chưa rõ nghĩa. Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ rất thích bắt chước người lớn nên cha mẹ chú ý tích cực giao tiếp và dạy trẻ tập nói. 

giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 - 12 tháng | Special Kid

9 - 12 tháng tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ vàng của trẻ.

2.5 Giai đoạn trẻ 12 – 18 tháng tuổi:

Bắt đầu từ giai đoạn này trẻ sẽ tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ học được để giao tiếp. Từ 15 – 18 tháng, trẻ có thể gọi tên người, sự vật, sự việc và hiểu được mỗi hành động đều có cách gọi riêng, đây cũng là thời kỳ bùng phát ngôn ngữ ở trẻ. 

Trong độ tuổi này, trẻ hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản từ cha mẹ và cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ sử dụng hình thể để thể hiện điều muốn nói như chỉ tay hoặc dắt tay khi muốn lấy đồ vật gì đó.

2.6 Giai đoạn trẻ 2 – 3 tuổi:

Khi được 2 tuổi, trẻ có thể ghép các từ đơn với nhau, trẻ thường có xu hướng nói nhiều và đặt ra câu hỏi. Cha mẹ nên kiên nhẫn và hỗ trợ trẻ tập nói, bổ sung thêm vốn từ vựng cho trẻ trong giai đoạn này. 

Đến 3 tuổi,  vốn từ vựng của trẻ có thể lên tới 1.000 từ. Trẻ có thể nói thành câu, thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình qua lời nói và thực hiện một số yêu cầu của người lớn thông qua ngôn ngữ như: đóng cửa, đi chơi, đi tè, ăn cơm, uống nước,…

2.7 Giai đoạn trẻ 3 – 6 tuổi:

Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về ngôn ngữ ở trẻ. Các kỹ năng giao tiếp của trẻ được phát triển và hoàn thiện cơ bản. 

Trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ gặp các lỗi cơ bản về phát âm, ngữ pháp hoặc cách sử dụng từ. Vì vậy, cha mẹ chú ý dạy trẻ để tránh phát âm sai, uốn nắn trẻ phát âm rõ ràng, tránh nói ngọng và bổ sung vốn từ cho trẻ, chuẩn bị hành trang vững chắc cho trẻ bước vào giai đoạn học chữ. 

3. Biểu hiện của những đứa trẻ chậm nói 

Thông qua những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mà cha mẹ có thể xác định được con mình đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ nào? Và nhận biết trẻ chậm nói qua một số dấu hiệu sau: 

Đối với trẻ 0 – 12 tháng:

  • Trẻ không có phản ứng với tiếng động mạnh.
  • Trẻ không phát ra âm thanh.

Đối với trẻ trên 12 tháng: 

  • Trẻ không giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ hay lời nói. 
  • Trẻ không phát âm được các từ đơn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên. 

Đối với trẻ 2 tuổi 

  • Trẻ không thể nói được quá 15 từ.
  • Trẻ không giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc không dùng hành động để biểu đạt điều mình muốn. 
  • Trẻ không hiểu và không làm theo một số mệnh lệnh đơn giản. 
  • Không tiếp thu được từ mới. 

Đối với trẻ 2 tuổi

  • Trẻ không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.
  • Trẻ không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
  • Trẻ không hoặc chưa gọi mẹ. 
  • Trẻ không quan tâm khi cha mẹ đọc sách, truyện cho nghe. 
  • Trẻ không quan tâm đến mọi người xung quanh hoặc các trẻ khác. 

Đối với trẻ 4 – 6 tuổi:

  • Trẻ chưa phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
  • Trẻ không phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của đồ vật, sự việc. 
  • Không sử dụng đại từ nhân xưng mẹ - con

Biểu hiện của trẻ chậm nói| Special Kid

Trẻ không hoặc ít phát âm và không phản ứng khi được gọi tên là biểu hiện cơ bản của chứng chậm nói.

4. Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như: chậm phát triển trí tuệ, do ảnh hưởng tâm lý, do cách giáo dục, do môi trường sống và các yếu tố xã hội,…Đối với trẻ đang trong quá trình tập nói việc cha mẹ đồng hành cùng con là vô cùng quan trọng. Để cải thiện vấn đề chậm nói của trẻ, mẹ nên áp dụng một số cách sau:

4.1 Giao tiếp với con nhiều hơn

Giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả. Cha mẹ nên giao tiếp với con ngay từ giai đoạn sơ sinh để trẻ hiểu được và làm quen với âm thanh, lời nói của cha mẹ.

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ cần có cách giao tiếp khác nhau, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói hoặc nói chậm, nói rõ từ để trẻ hiểu và làm theo.

4.2 Đọc sách cùng con 

Theo các chuyên gia, đọc sách là cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả và tốt cho sự phát triển của trẻ. Đọc sách cho trẻ nghe vừa tạo thói quen tốt, vừa bổ sung vốn từ vựng phong phú và tạo sự gắn kết, giao tiếp trực tiếp giữa cha mẹ và trẻ. Cha mẹ đọc sách mỗi ngày cho con cũng giúp trẻ học được nhiều điều bổ ích.

4.3 Cho con giao tiếp nhiều người

Tạo cho con môi trường sống tốt, không gian giao tiếp với nhiều người sẽ là bước đệm giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Khi được tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa hoặc đến những nơi đông người, trẻ sẽ nhanh nhẹn hơn, làm quen và giao tiếp được với nhiều người hơn, từ đó phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 

4.4 Cùng trẻ ca hát

Lựa chọn những bài hát phù hợp với độ tuổi của con giúp trẻ ghi nhớ từ ngữ một cách hiệu quả. Đồng thời giúp gắn kết tình cảm gia đình và đây là hình thức được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho con.

4.5 Hạn chế tivi, điện thoại. 

Các thiết bị điện tử ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về chậm nói, tự kỷ hoặc tăng động ở trẻ em hiện nay. Việc trẻ dành sự tập trung quá lớn khi xem tivi, điện thoại sẽ làm giảm thời gian học nói, phát triển ngôn ngữ của trẻ, lâu dần trẻ không có thói quen tương tác, giao tiếp với mọi người. 

4.6 Điều chỉnh âm điệu của trẻ 

Khi mới học nói, trẻ sẽ phát âm sai, nói chưa rõ được từ ngữ mình muốn diễn đạt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thấy những từ trẻ phát âm rất đáng yêu mà bắt chước trẻ phát âm sai, điều này khiến trẻ nhận định sai từ ngữ, nói ngọng, nói sai và hình thành thói quen khó sửa.

Cùng với những phương pháp hỗ trợ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung DHA dưỡng chất quan trọng cho não bộ của trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, tăng khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Special Kid Omega Capsules – Là sản phẩm bổ sung DHA từ thực vật (dầu tảo biển) tốt cho não bộ của trẻ. Đặc biệt, sản phẩm không tanh, dễ uống và an toàn cho trẻ.

Mẹ quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ 0944 925 915 hoặc mẹ cần tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng của con, mẹ hãy liên hệ ngay Special Kid để nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí từ các chuyên gia sức khỏe mẹ và bé nhé!

SPECIAL KID: “Nâng tầm thể chất - Xứng tầm trí tuệ”

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialkid.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialkidvietnam

                                                                                              Nguồn: Tổng hợp

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi