Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé bị viêm phổi
Nội dung chính
Viêm phổi là bệnh lý liên quan đến hô hấp thường gặp ở trẻ em. Nếu không được điều trị và chăm sóc chu đáo, viêm phổi có thể gây tử vong ở trẻ.
1. Viêm phổi và những điều mẹ cần biết
1.1 Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của trẻ. Khi các phế nang (túi khí nhỏ) trong phổi bị nhiễm trùng và sưng lên, chúng sẽ chứa đầy dịch nhầy và mủ. Điều này cản trở quá trình trao đổi khí, khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết. Gây ra tình trạng khó thở, tím tái, thở nhanh hay thậm chí là suy hô hấp.
Nếu viêm phổi xuất hiện tại một vùng phổi thì được gọi là “viêm phổi thùy” hoặc lan rộng ra nhiều vùng thì là “viêm phổi đa thùy”. Và viêm phổi toàn bộ được xem là nguy hiểm nhất.
Hiện nay, rất nhiều mẹ bỉm tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống khi xuất hiện các triệu chứng của viêm phổi. Tuy nhiên, biểu hiện ban đầu của bệnh giống với một số bệnh về đường hô hấp khác, nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần, trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc viêm phổi rất cao.
1.2 Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi, chủ yếu là từ vi khuẩn, nấm, virus (bao gồm cả Covid 19) hoặc hóa chất,...Theo đó, viêm phổi do hóa chất tuy hiếm gặp phải nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Chúng làm tổn thương phổi và một số cơ quan quan trọng khác như: hệ thần kinh, gan, hệ tuần hoàn,...
Bên cạnh các loại vi khuẩn phổ biến như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu, siêu vi hô hấp, HiB,...thì nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi còn gặp cả vi khuẩn đường ruột E.Coli, Proteus,... từ mẹ truyền qua. Những em bé sinh non, sức đề kháng kém hoặc mắc chứng suy dinh dưỡng sẽ dễ nhiễm bệnh hơn so với bình thường, không chỉ riêng viêm phổi hay các bệnh về hô hấp.
Ngoài ra, môi trường sống xung quanh cũng tác động mạnh mẽ đến tình trạng sức khỏe của bé. Các mẹ cần lưu ý, nếu trong gia đình có người hay hút thuốc thì không được để bé ở gần. Giữ gìn bầu không khí trong lành để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trẻ nhỏ.
1.3 Triệu chứng viêm phổi thường gặp
Đa phần, các triệu chứng khi nhiễm khuẩn đường hô hấp mang nhiều nét tương đồng. Đặc biệt là giữa viêm phổi với bệnh cúm mùa, cảm lạnh hoặc thay đổi môi trường sống. Vì thế, quá trình phát triển của bệnh sẽ mang những dấu hiệu khác nhau, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Các triệu chứng sau là rõ rệt và dễ nhận biết nhất:
Bú ít hoặc bỏ bú, thường xuyên ngủ li bì khiến bé rất mệt mỏi và dễ quấy khóc.
Sốt cao lên đến 38 độ hoặc hơn, ra nhiều mồ hôi hoặc có cảm giác ớn lạnh.
Ho khan, ho có đờm, đờm dần chuyển từ màu trắng sang xanh hoặc vàng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.
Thở nhanh, khó thở, hay khò khè hoặc phải lấy hơi sâu để thở gây đau tức ngực.
Nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc tiêu chảy.
Kèm theo một vài triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi tương tự cảm cúm.
Đầu móng tay, môi và da xanh xao, nhợt nhạt hơn.
Nếu bé có những biểu hiện nặng hơn, phải cho bé nhập viện ngay lập tức để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Sốt cao kéo dài, không thể cắt cơn sốt hoàn toàn trong khoảng từ 2-3 ngày. Dù là bệnh lý gì, sốt cao cũng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ và cần được hạ sốt nhanh chóng.
Môi, da mặt, da tay hoặc toàn thân tím tái và nhợt nhạt bất thường.
Sốt cao, ho, nôn trớ, bỏ ăn... là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm phổi
2. Viêm phổi có thể phòng tránh được không?
Ba mẹ không cần quá lo lắng, viêm phổi tuy là căn bệnh có mức độ nguy hiểm khá cao nhưng có thể chủ động phòng ngừa. Góp phần hạn chế đáng kể những rủi ro và biến chứng thông qua một số cách sau:
2.1 Tiêm chủng vắc xin phòng tác nhân gây bệnh
Theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bỉm nên theo dõi chương trình tiêm ngừa theo từng giai đoạn phát triển của con để đăng ký lịch trình phù hợp nhất.
Virus cúm mùa: Nên tiêm cho bé khi đủ 6 tháng tuổi, nhất là trường hợp mắc bệnh hen suyễn hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, phổi.
Vi khuẩn phế cầu: Tác nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ nhỏ đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin từ 2 tháng tuổi.
Haemophilus influenzae týp B và ho gà: Bé từ 2 tháng tuổi, mẹ nhớ đưa bé đi tiêm tại các cơ sở y tế để phòng hai loại vi khuẩn này.
2.2 Chú ý và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh lịch trình tiêm vắc xin đầy đủ và đúng thời điểm, việc quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ cũng rất quan trọng
Cần bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng mỗi ngày nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm không chỉ sạch, ngon mà còn giàu vitamin và khoáng chất: thịt, cá, trứng, sữa, rau, hoa quả, omega-3,...
Bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng đề kháng, cải thiện miễn dịch và bảo vệ hệ hô hấp khoẻ mạnh cho trẻ.
Đồng thời, giữ ấm cho cơ thể và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc. Tập thói quen cho bé rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng mỗi khi ra ngoài về.
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong các cách phòng tránh viêm phổi cho trẻ hiệu quả
3. Cách chăm sóc trẻ viêm phổi
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu viêm phổi như đã nêu trên, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về cho trẻ uống.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà:
3.1 Hạ sốt cho trẻ
Khi nhiệt độ dưới 38.5 độ C, ba mẹ hãy chườm ấm tích cực cho bé để hạ sốt. Chủ yếu tại một số vùng cần thiết như bẹn, nách và cởi bỏ bớt quần áo. Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.
Sốt trên 38.5 độ C thì phải uống thuốc theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ: dạng gói, dạng siro hoặc nhét hậu môn.
3.2 Vỗ lưng nhẹ nhàng
Giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, long đờm và thải đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Thực hiện thao tác này trước khi ăn hoặc sau ăn 2-3 tiếng để tránh nôn trớ, vỗ bên trái qua bên phải từ khoảng 3 phút, tuyệt đối không vỗ vào dạ dày, xương sống và xương ức.
Vỗ lưng nhẹ nhàng giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, long đờm và thải đờm ra ngoài dễ dàng
3.3 Hướng dẫn cho bé ho đúng cách
Đỡ bé ngồi dậy, đầu hơi ngả nhẹ về phía trước, hít vào, mở miệng và ho thật sâu từ cơ bụng chứ không ho ở cổ họng.
Hít vào lần nữa và tiếp tục ho khi đờm được khạc ra ngoài. Lưu ý, bố mẹ nên học những động tác này từ bác sĩ để hướng dẫn bé chuẩn xác nhất.
Nếu trẻ quá nhỏ chưa tự khạc đờm được thì nên tìm đến nhân viên y tế để sử dụng các loại máy chuyên dụng hút đờm an toàn.
3.4 Lưu ý về chế độ ăn uống
Để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe tốt, các mẹ phải tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm Protein, Vitamin A,... Ăn lỏng, uống nhiều nước và hạn chế đồ khó tiêu.
Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa, cha mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ cẩn thận hơn, để có những biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp.
Special Kid hi vọng, với những thông tin cung cấp trong bài, cha mẹ sẽ có được nhiều thông tin bổ ích để có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, khỏe mạnh và trưởng thành
Cha mẹ cần hỗ trợ thêm thông tin về cách chăm sóc bé bị viêm phổi hoặc các sản phẩm tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ.
Xem thêm thông tin tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/specialkid.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@specialkidvietnam
Nguồn: Tổng hợp