HƯỚNG DẪN MẸ CHĂM SÓC BÉ KHI RỤNG RỐN

Rốn trẻ sơ sinh rụng nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi trẻ. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh giúp giữ vệ sinh và tránh nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau trong quá trình rụng rốn của trẻ.
 

1. Khi nào trẻ sơ sinh rụng rốn?

Cuống rốn là phần còn lại sau khi trẻ được sinh ra. Trong quá trình mang thai, dây rốn chính là bộ phận giúp liên kết giữa thai nhi và mẹ. Dây rốn giúp vận chuyển oxy và thai nhi nhận dinh dưỡng từ mẹ chủ yếu thông qua dây rốn. Trong quá trình đưa bé ra khỏi cơ thể mẹ, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác cắt dây rốn, phần còn sót lại trên cơ thể trẻ được gọi là cuống rốn. 

Khoảng thời gian cuống rốn sẽ teo lại và rụng đi có thể mất từ 1-2 tuần, thậm chí 3 tuần (21 ngày), tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ và chế độ chăm sóc của cha mẹ. Nếu không biết cách chăm sóc khoa học, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trẻ sơ sinh rụng rốn sau 1-2 tuần, thậm chí 3 tuần

2. Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng 

Chăm sóc rốn cho trẻ sau khi rụng là việc rất quan trọng và cần sự chăm sóc cẩn thận, khoa học. Cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như sau: 

2.1 Luôn giữ cho rốn khô ráo, sạch sẽ

Khi cuống rốn đã khô và rụng, có thể phần rốn của trẻ sẽ xuất hiện một chút dịch nhầy hoặc rốn có thể hơi sưng. Tuy nhiên, đây là phản ứng viêm sinh lý bình thường ở trẻ. Việc cha mẹ cần làm lúc này là vệ sinh sạch sẽ cho rốn của trẻ để không bị nhiễm trùng.

Theo chia sẻ của nhiều mẹ bỉm sữa, sau khi cuống rốn đã rụng, các mẹ vì muốn bảo vệ rốn cho con nên đã dùng băng, gạc để bịt kín rốn của trẻ lại. Theo các bác sĩ, đây là việc làm sai lầm, bởi sau khi cuống rốn rụng thì rốn của trẻ cũng cần không gian để thở, việc bịt kín rốn trẻ khiến rốn bị bí, dịch nhầy ở rốn sẽ bị ứ đọng, ẩm ướt gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Vì vậy, khi trẻ rụng rốn, mẹ cần đảm bảo vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối sinh lý 0,09% và giữ cho rốn luôn được khô ráo, sạch sẽ. Tuyệt đối không bôi hoặc rửa rốn bằng bất cứ dung dịch nào khác. 

2.2 Chú ý khi tắm và mặc quần áo cho trẻ 

Mặc dù cuống rốn đã rụng nhưng phần rốn của trẻ trong những ngày đầu phần rốn của trẻ có thể vẫn sưng, đau gây khó chịu cho trẻ. Vậy nên, mẹ cần chú ý khi tắm cho trẻ không được cọ mạnh vào phần rốn của trẻ, không dùng sữa tắm để cọ rửa vùng rốn, không nên ngâm trẻ trong nước quá lâu và cần vệ sinh khô rốn sau khi tắm. 

Cùng với đó, mẹ cũng nên chú ý trong cách lựa chọn quần áo cho trẻ. Nên chọn những bộ quần áo thoáng mát rộng rãi, hạn chế quấn trẻ quá chặt hoặc mặc những bộ quần áo chất vải thô cứng sẽ khiến cọ sát vào rốn trẻ gây tổn thương phần rốn của trẻ. 

Khi tắm cho trẻ, mẹ không được cọ mạnh vào phần rốn của trẻ

2.3 Cách vệ sinh rốn cho trẻ

Để rốn trẻ được sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, khi vệ sinh rốn cho trẻ cha mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho trẻ. 

Chuẩn bị các dụng cụ để vệ sinh rốn cho trẻ như: nước muối sinh lý 0,09%, tăm bông vô trùng,..và thực hiện vệ sinh rốn cho trẻ theo các bước sau:

  • Bước 1: Thấm nước muối sinh lý vào tăm bông vô trùng 

  • Bước 2: Dùng tăm bông lau nhẹ nhàng từ chân rốn lên phần cuống rốn

  • Bước 3: Tiếp tục lau nhẹ nhàng phần da quanh rốn 

  • Bước 4: Đối với những trẻ có dịch đọng trong rốn, mẹ dùng gạc vô trùng thấm nhẹ nhàng cho đến khi hết dịch

Lặp lại các bước trên hàng ngày cho trẻ. Không vệ sinh quá 3 lần/ngày

Nên dùng tăm bông vô trùng và nước muối sinh lý 0,09% để vệ sinh rốn cho trẻ

3. Một số lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh 

Cùng với việc chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ khoa học, cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc rốn cho trẻ cụ thể như sau: 

  • Không tự ý giật cuống rốn của trẻ, để rốn được rụng tự nhiên 

  • Không dùng thuốc bôi, đắp lên phần rốn của trẻ 

  • Không bịt, quấn phần rốn của trẻ sau khi rụng 

  • Chú ý đến một số dấu hiệu rốn bị nhiễm trùng như: chảy máu rốn, rốn chảy dịch kèm mùi hôi thối, rốn bị sưng tấy có mủ,…Khi có các dấu hiệu này kèm biểu hiện quấy khóc, bỏ bú ở trẻ, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. 

Vệ sinh rốn cho trẻ sau sinh cần được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Với những thông tin Special Kid đã tổng hợp và cung cấp, hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc rốn bé tốt hơn. 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh hoặc cần tư vấn về sức khỏe của trẻ, hãy liên hệ 0944 925 915 để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của nhãn hàng.

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialkid.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialkidvietnam

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi