Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm?

Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm?

Ăn dặm là giai đoạn mẹ cho bé làm quen với các món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bé bổ sung thêm nhiều chất hơn ngoài sữa mẹ. Vậy khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm? Hãy cùng Special kid tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Khi nào là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu ăn dặm?

Dưới đây là các yếu tố chính để quyết định khi nào bé của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:

Khi bé được sáu tháng tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm khi được khoảng sáu tháng tuổi. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, cho phép bé tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm đa dạng và phức tạp hơn sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này trẻ cần khoảng 700kcal/ngày, nhưng sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Chính vì vậy, ăn dặm chính là cách để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này.

 

Xem thêm: Sản phẩm giúp trẻ ăn ngon khi ăn dặm

 

Khi trẻ đã phát triển về mặt thể chất

Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn có thể theo dõi các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc bắt đầu ăn dặm. Các dấu hiệu này gồm: 

- Bé có khả năng kiểm soát được đầu và cổ tốt.

- Bé có thể ngồi thẳng mà không cần sự hỗ trợ từ người khác

- Bé tỏ ra háo hức đưa người về phía trước khi nhìn thấy người lớn ăn.

- Bé bắt đầu đưa đồ vật như muỗng nĩa, đồ chơi,...vào miệng. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách đưa muỗng ăn dặm gần miệng bé.

- Bé đã bắt đầu tập cầm nắm các đồ vật nhỏ như đồ chơi hoặc thức ăn.

- Bé không còn có phản xạ đẩy (đùn) thức ăn ra. Bé có thể đưa lưỡi về phía trước và lên trên khi cho ăn, giúp bé có thể lấy thức ăn từ muỗng.

Tuy nhiên, mỗi bé có thể có thời điểm sẵn sàng khác nhau để bắt đầu ăn dặm. Nhưng hầu hết các bé sẽ sẵn sàng ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.

 

Trẻ tròn 6 tháng tuổi - thời điểm lý tưởng cho bé ăn dặm

Các giai đoạn ăn dặm của bé

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng như cháo gạo, bột ngô, đậu hạt, hoa quả, rau củ. Sau đó, bố mẹ có thể dần dần bổ sung các loại thực phẩm khác vào chế độ ăn dặm của bé.

Các giai đoạn ăn dặm của bé được chia thành 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn ăn dặm từ 5 đến 6 tháng tuổi

Mẹ không nên cho bé ăn nhiều, mỗi ngày bé nên ăn dặm 1 lần. Bắt đầu bằng những thìa thức ăn loãng, sau khi bé đã quen thì mẹ có thể tăng dần độ đặc lên. Mẹ có thể cho bé ăn bột ăn dặm, yến mạch….

- Giai đoạn ăn dặm từ 7 đến 9 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé có thể di chuyển và đẩy thức ăn sâu để nuốt. Vì vậy mẹ có thể tăng số bữa ăn trong ngày lên 2 bữa. Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn lợn cợn và tăng dần độ to của miếng ăn. Bé có thể ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, gà…đã được nấu chín kỹ.

-  Giai đoạn ăn dặm từ 8 đến 10 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, bé có thể làm quen với các kết cấu thức ăn đặc, mẹ không cần nghiền nhuyễn thực phẩm. 

- Giai đoạn ăn dặm từ 10 đến 12 tháng tuổi

Mẹ có thể cho bé ăn ngày 2 hoặc 3 bữa, kèm theo 1 đến 2 bữa phụ. Ở giai đoạn này, mẹ hãy sử dụng các thực phẩm khuyến khích cho việc cắn, nhai như cơm nắm nhỏ, rau củ hấp hay các miếng thịt dài đã được nấu chín kỹ.

Mẹ nên bổ sung cho bé đa dạng thực phẩm

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mẹ không nên bỏ qua

Khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, không nên cho con ăn dặm quá sớm, trước 4 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Bé chưa có đủ enzyme amylase và các men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo.

Không nên cho bé ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi

Không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi nhưng cũng không nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Bởi sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé. Nếu chỉ dựa vào sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho bé sau 6 tháng tuổi, bé có thể thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Chính vì vậy, bố mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm trong 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để tiêu hóa các loại thực phẩm khác nhau.

Nên chọn thời điểm cho bé ăn dặm hợp lý

- Cho ăn khi bé tỉnh táo: Mẹ nên chọn thời điểm cho bé ăn dặm khi bé đang tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Không nên cho bé ăn khi bé đang buồn ngủ hoặc mệt mỏi, vì điều này sẽ làm mất giấc ngủ của bé và khiến bé quấy khóc

- Mẹ nên cho bé ăn vào lúc giữa buổi sáng: Vì lúc này bé sẽ không quá đói hay quá no, cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tỉnh táo

Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Tuy nhiên, nếu trẻ không được ăn đúng thời điểm hoặc không cho ăn đúng cách thì nguy cơ thiếu các vi khoáng chất rất cao. Dẫn đến các tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... 

Chính vì vậy để đảm bảo trẻ có đủ vitamin trong thời kỳ ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin mỗi ngày với hàm lượng tiêu chuẩn. Ba mẹ hãy tham khảo ngay Special Kid Multivitamin - Siro bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng. Với 11 vitamin và 3 khoáng chất sẽ giúp bổ sung các vi chất thiếu hụt trong giai đoạn ăn dặm.

Việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe của bé. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu đúng cách.

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi