Trò chơi dân gian: Cờ lúa ngô

Trò chơi dân gian: Cờ lúa ngô

Cờ lúa ngô là trò chơi dân gian quen thuộc, đơn giản mà không kém phần thú vị với tuổi thơ của nhiều người. Trò chơi này vừa là phương tiện giải trí bổ ích vừa nâng cao khả năng tư duy của trẻ. Cùng đi tìm hiểu thông tin chi tiết về trò chơi này ở bài viết dưới đây. 

Ý nghĩa trò chơi Cờ lúa ngô  

Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhưng các hoạt động vui chơi để giúp trẻ rèn luyện thể chất và khả năng tư duy cũng rất cần được chú trọng. Cờ lúa ngô là một trò chơi dân gian bổ ích giúp bé rèn luyện khả năng tư duy, óc quan sát nhạy bén. Trò chơi cũng mang đến cho trẻ nhiều niềm vui khi được cùng bạn bè thỏa thích vui chơi, giải trí sau những giờ học mệt mỏi. 

Thông qua trò chơi này, các bé cũng có thể phát triển được các giác quan thị giác, trí nhớ, sự nhanh nhẹn, khả năng phản xạ. Điều này rất có ích trong quá trình phát triển của trẻ.     

 

  Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ

 

Cách chơi Cờ lúa ngô

Số lượng người chơi: Trò Cờ lúa ngô là trò chơi đối kháng dành cho 2 người chơi. Nếu có nhiều người có thể tiến hành chia cặp để chơi với nhau. 

Chuẩn bị: 

  • Trước khi tiến hành trò chơi cần chuẩn bị bàn chơi Cờ lúa ngô gồm 2 hình chữ nhật đặt chồng lên nhau, một hình đặt nằm dọc và một hình nằm ngang, sao cho tạo thành hình chữ thập bao gồm một hình vuông ở giữa và 4 hình chữ nhật ở các cạnh. Bàn cờ này có thể dùng phấn hoặc bút để vẽ lên một mặt phẳng. 

  • Sau đó cần chuẩn bị 8 quân cờ gồm 4 quân trắng và 4 quân đen chia đều cho 2 người. Nếu không có cờ có thể thay thế bằng đá, sỏi, hạt đậu nhưng phải phân biệt được 2 đội. 

  • Tiến hành xếp 4  quân cờ của mỗi bên vào các góc và các điểm cắt nhau theo hình chữ nhật đặt dọc. 

Luật chơi: 

  • Người chơi sẽ oẳn tù tì để quyết định người được đi trước. Với mỗi lượt đi, người chơi chỉ được di chuyển 1 quân cờ theo đường kẻ, mỗi góc và mỗi điểm cắt trên bàn cờ được tính là một bước đi.  

  • Mỗi bước đi phải đọc lần lượt các từ “lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ” và chỉ được đi vào chỗ không có quân. 

  • Người chơi sẽ đi cả 5 bước, nếu bước cuối có quân của đối thủ sẽ được ăn, thế quân cờ của mình vào. 

  • Nếu đang đi nhưng chưa được 5 bước mà gặp quân bị chặn ( của mình hoặc của đối thủ) thì người chơi phải dừng quân cờ ở đó và kết thúc lượt của mình. 

  • Nếu đi được cả năm bước mà bước cuối cùng vẫn không có quân của đối thủ thì dừng lại tại vị trí cuối cùng và kết thúc lượt.  

  • 2 người lần lượt đi luân phiên đến khi 1 người ăn được hết quân của đối thủ sẽ chiến thắng. 

Bài viết trên đây là thông tin chi tiết về luật chơi trò Cờ lúa ngô. Bố mẹ cũng có thể tham gia chơi cùng trẻ để bé cảm thấy được quan tâm, yêu thương hơn. Hãy cùng tham khảo Top 10 trò chơi dân gian hay nhất dành cho trẻ nhé. 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi