Trò chơi dân gian: Pháo nổ

  Pháo nổ hay còn gọi pháo đất, pháo nang,...là một trò chơi dân gian của Việt Nam, chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Pháo nổ được làm từ các loại đất có độ quánh cao như đất thịt, đất sét, pháo thường có hình dạng như cái chảo không có tay cầm hoặc hình bầu dục có thành đáy dày và độ lớn nhỏ phụ thuộc vào lứa tuổi hoặc tầm cỡ cuộc thi. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu về trò chơi này qua bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa trò chơi:Pháo nổ

 Pháo nổ là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn ở các vùng miền như: Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng…..các em nặn pháo nổ bằng bàn tay để chơi và đấu với nhau. 

     Tham gia trò chơi này, giúp các bé rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo...đồng thời tạo không khí chơi vui vẻ, tăng tính đoàn kết giữa các bé.

 

Xem thêm sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ

 

Bài đồng dao trò chơi pháo nổ

Các bạn cùng đọc bài đồng dao sau nhé: 

“Pháo nổ nồi rang.

 Cả làng chịu chưa”

 Trước khi cho pháo đất của mình nổ, trẻ em thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất trước khi cho nổ. Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to. Trong trường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, khi đến lượt, bên kia sẽ hô "chưa chịu!" hàm ý pháo của mình sẽ nổ to hơn.

 

Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ

 

Cách chơi pháo nổ

  • Số lượng trẻ chơi khoảng từ 2 trẻ trở lên. Các bé lần lượt cho pháo nổ

  • Bé có thể chơi ở sân nhà, sân trường, không cần rộng nhưng bằng phẳng và sạch sẽ

  • Chân bé đứng vuông với hai vai, khuỷu tay tỳ vào bụng, hai bàn tay xòe ra đỡ lấy bụng pháo và giữ pháo cân bằng. Khi gieo, bé nín thở rồi thả pháo xuống đất bằng. Một tiếng nổ trầm ấm vang lên và manh pháo bung ra.

  • Pháo của ai nổ to hơn được coi là thắng cuộc. Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt. 

Ngoài ra, để thử độ dẻo, nhuyễn của đất, trẻ em thường đứng thẳng và vo tròn đất vật liệu lại rồi thả cho rơi tự do xuống nền sân chơi. Nếu đất sau khi rơi xuống tạo thành một hình tròn có độ dày tương đối đồng đều thì được coi là đã đạt chất lượng.

Pháo nổ không chỉ là trò chơi của trẻ con, mà trò chơi dân gian này đã được tổ chức trong lễ Tết, hội làng truyền thống như một cách để rèn luyện sức khoẻ, tính tỉ mỉ và tinh thần đồng đội.

Các trò chơi dân gian cho trẻ em được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất

  1. Top 10 trò chơi dân gian ngày Tết dành cho trẻ em
  2. Top 10 trò chơi dân gian hay nhất
← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan

Gửi thắc mắc cho chúng tôi