Trò chơi dân gian: Bắt chập lá tre
Hiện nay trò chơi dân gian đang được đưa vào trường học và thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh bởi sự vui tươi, đoàn kết, gắn bó. Một trong những trò được nhiều em học sinh ưa thích chính là trò bắt chập lá tre. Vậy trò này có cách chơi như thế nào. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa trò chơi bắt chập lá tre
Trẻ nhỏ là lứa tuổi cần được quan tâm chăm sóc rất đặc biệt, ngoài việc cho trẻ sinh hoạt học tập ở trường và ở nhà các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là chơi các trò chơi vận động như trò bắt chập lá tre.
Tham gia trò chơi này, trẻ sẽ rèn luyện tính tập trung, khả năng di chuyển, phản xạ nhanh...Đồng thời khi chơi cùng trẻ khác hay người lớn, trẻ sẽ học cách giao tiếp nhờ những trải nghiệm tương tác như thương lượng, chờ đến lượt, hiểu và đáp ứng giao tiếp. Nhờ vậy trẻ xây dựng được vốn từ vựng phong phú và có khả năng đối đáp linh hoạt.
Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ
Bài đồng dao bắt chập lá tre
Dưới đây là bài đồng dao trò chơi bắt chập lá tre, các cô có thể hướng dẫn cho các bé đọc theo nhé!
Ù à ù ập
Bắt chập lá tre
Bắt đè lá muống
Bắt cuống lên hoa
Bắt gà mổ thóc
Bắt học cho thông
Cày đồng cho sớm
Nuôi lợn cho chăm
Nuôi tằm cho rỗi
Dệt cửi cho mau
Nuôi trâu cho mập
Ù à ù ập
Cách chơi trò chơi bắt chập lá tre
- Số lượng người chơi không hạn chế, ít nhất là từ 3 người trở lên. Nếu đông thì chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5- 7 người trở lên
- Địa điểm chơi là sân nhà, sân trường...rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng
- Người quản trò mở lòng bàn tay ra, các bé để ngón tay trỏ (các ngón khác nắm lại) của mình vào lòng bàn tay người cái. Người quản trò đọc bài đồng dao, khi đọc đến tiếng “ập” cuối cùng, người quản trò nắm chặt bàn tay lại. Nếu nắm được ngón trỏ của bé nào thì bé đó phải bị phạt theo như giao ước trước của tập thể chơi.
- Nếu người quản trò không nắm được ngón trỏ của bé nào thì trò chơi bắt đầu lại từ đầu với bài đồng dao
- Người quản trò đọc bài đồng dao phải to, rõ, nhanh, đúng, đủ vần điệu
- Quản trò không được nắm tay lại khi chưa đến chữ “ập” cuối cùng
- Các bé không được rút tay trước khi người quản trò đọc đến chữ “ập" cuối cùng
Trên đây là cách chơi trò bắt chập lá tre. Thật đơn giản phải không nào. Các cô cùng các bé hãy tham gia trò chơi này sau những giờ học tập ở trường nhé.