Phát triển kỹ năng cho trẻ trong giai đoạn 0 – 1 tuổi

Dân gian có câu “dạy con từ thuở còn thơ”. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá áp đặt cách dạy cứng nhắc nào cho trẻ, hãy để trẻ phát triển theo tự nhiên, theo đúng độ tuổi của trẻ và cha mẹ nên có định hướng, hỗ trợ phát triển kỹ năng cho trẻ.

Trẻ từ 0 – 1 tuổi trẻ sẽ trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào và cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ? Hãy tham khảo trong bài viết này nhé.   

Giai đoạn trẻ 0 – 3 tháng tuổi

 Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Cha mẹ hãy giúp trẻ kích hoạt khả năng tiếp thu của trẻ thông qua 5 giác quan sau đây:

Kích hoạt thị giác

Phát triển năng lực giaiđoạn 0-3 tháng| Special Kid

Khi mới sinh, tiếp xúc với môi trường mới, rộng lớn nên trẻ rất thích quan sát và thị giác cũng là giác quan phát triển mạnh nhất trong giai đoạn này. Bởi vậy, cha mẹ nên trang trí phòng với những đồ vật, bức tranh để bé quan sát và rèn luyện khả năng tập trung cao độ.

Tập trung là nền móng của khả năng học tập. Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng.

Kích hoạt thính giác

Những em bé được tiếp xúc với âm  nhạc sớm sẽ nhanh nhẹn và thông minh hơn. Nên cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc mỗi ngày và chỉ cần nghe 15 – 10 phút.

Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” và sau đó nói trơn tru như suối chảy.

Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ để bé nhận biết và phân biệt người quen và người lạ.

Kích hoạt xúc giác

kích hoạt xúc giác| Special Kid

 Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy... hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ. Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh.

 Kích hoạt vị giác

 Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

Kích hoạt khứu giác

 Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương

thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát

triển tốt.

Giai đoạn trẻ từ 4-6 tháng

 Giai đoạn này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm đồ vật một cách có ý thức.

Với những em bé mà từ khi còn trong bụng mẹ đã được nghe nhiều câu chuyện của mẹ kể, sau khi sinh khoảng 3 tháng là có thể phát tiếng ô, a, cha cha... khoảng một tuổi sẽ bộc lộ là đứa trẻ thông minh lanh lợi hơn hẳn những em bé cùng tuổi mà lúc trong bụng mẹ không được nghe mẹ kể chuyện.

Kích hoạt thị giác

Khi dẫn bé đi dạo chơi, nhất thiết phải bằng mọi cách để cho bé ghi nhớ càng nhiều ấn tượng về thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Hoặc là bế em bé đi dạo trong nhà, nhìn thấy đồ vật gì trong nhà cũng đọc tên đồ vật đó lên, lặp đi lặp lại nhiều lần cho bé nghe.

Hãy kiểm tra xem khi bật đèn sáng thì em bé có nhìn về phía đèn sáng không, để kiểm tra thị lực của bé. Phải làm vậy để sớm phát hiện ra những em bé bị khuyết tật thị giác, có cách xử lý và luyện tập thị giác càng sớm càng tốt. Soi một ngọn đèn nhỏ vào mắt em bé, xem em bé có nhìn thẳng vào tia sáng đó không.

Kích hoạt thính giác

Kích hoạt thính giác giai đoạn 4-6 tháng | Special Kid

 Cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên.

Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’... Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được. Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé.

Kích hoạt xúc giác

kích hoạt xúc giác| Special Kid

 Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút…Hãy để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ.

Bình thường khi trẻ được 5,6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song nếu luyện tập cho bé tập cầm, nắm, với từ sớm, đến khoảng 3 tháng tuổi là bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác cầm, nắm, với thành thạo.

Những bé đó có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng thành. Cho bé sờ tay vào chậu nước ấm ấm, lại sờ vào chậu nước lạnh, luân phiên nhau. Cũng dạy bé xòe bàn tay, nắm bàn tay ở trong nước xem sao

Giai đoạn trẻ từ 7 – 10 tháng

Kích hoạt thị giác

 Mở cửa sổ ra, cho con xem cây cối đu đưa trong gió. Cho con xem chuông gió, mỗi khi gió thổi tới là có tiếng kêu vui tai phát ra. Cho con ra công viên, xem các anh chị đang chơi. Trên đường đến công viên, trên đường về quê...vừa đi vừa giảng giải nói chuyện với con. Hãy bế con trong tay và đi dạo, nói chuyện với con. Để con ngồi xe đẩy đi đây đi đó, trẻ không cảm nhận được mỗi bước đi.

Kích hoạt thính giác

kích hoạt thính giác| Special Kid

 Cho em bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Trẻ không cảm nhận được âm nhạc khi luôn bị nghe nhạc rốc, âm thanh lớn, dai dẳng từ bài này qua bài khác. Gõ chuông màu sắc bé nghe, bé sẽ nhớ sự khác nhau của các cung bậc nốt nhạc. Chú ý xem trẻ phản ứng thế nào trước những âm thanh lạ tai khác nhau, như vậy sẽ làm cho khả năng phân biệt âm thanh của trẻ được phát triển hơn.

Kích hoạt xúc giác

 Cho trẻ nắm ngón tay cha mẹ.Cho trẻ đeo vòng tay, hoặc là buộc nơ vào cổ tay bé. Để đồ vật vừa tầm với để trẻ tập với lấy đồ.

Không nên cấm trẻ mút tay, mút tay đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới. Đó là khả năng đưa đồ vật vào miệng của mình đã xuất hiện. Không nên cấm trẻ mút tay mà làm mất tính tự tin của trẻ.

Kích hoạt vận động

 Cho trẻ bò thỏa thích. Để bày trước mắt trẻ nhiều món đồ nó thích để trẻ bò tới nơi lấy. Tức là để cho chân của bé được vận động hết sức. Hãy để trẻ bò thật nhiều trong suốt quãng thời gian tập bò, không được nôn nóng cho trẻ vào xe tập đi sớm. Bò là hoạt động kích thích phát triển gân cốt, kích thích kỹ năng điều khiển vận động nhất.

Giai đoạn 10 – 12 tuổi

Kích hoạt thị giác

Kích hoạt thị giác giai đoạn 10 - 12 tháng | Special Kid

 Cho trẻ xem các sách có nhiều tranh, sách bằng hình ảnh. Cho trẻ đứng trước gương và tập nói chuyện với mẹ. Hàng ngày dẫn trẻ đi dạo, giới thiệu cho trẻ xem các con vật ưa thích, các phương tiện đi lại.

Kích hoạt thính giác

 Bắt chước tiếng kêu của các con vật và để trẻ nhặt đúng tấm card có hình con vật đó. Hỏi những câu hỏi như: Mắt con đâu? Tai con đâu? và dạy trẻ dùng tay chỉ. Thời kỳ này trẻ có thể phân biệt được các bộ phận của cơ thể. Dạy trẻ những hiểu những câu từ cơ bản như: đưa cho mẹ cái gì, cái đó không được. Thời kỳ này trẻ hay đập, vỗ mọi thứ, bất kể là gì. Có thể thử cho trẻ chơi những đồ có tính chất cơ khí, ví dụ như món đồ mà hễ lắc là phát ra tiếng kêu, hoặc khi ấn vào sẽ có âm thanh. Cũng có thể chơi trò bắt chước tiếng mẹ hay tiếng các con vật...

Kích hoạt xúc giác

 Cho trẻ một tờ giấy để vo tròn lại, hoặc cho trẻ chơi với giấy bóng kính. Động tác vo tròn giấy sẽ tập cho trẻ dần dần biết vẫy tay, ấn nút, vỗ tay… Dạy cho trẻ nhặt những món đồ nhỏ để luyện cách cầm nắm bằng ngón cái và các ngón khác.

Kích hoạt ngôn ngữ

 Đây là thời kỳ quan trọng nhất cho việc phát triển từ vựng. Từng bước hướng dẫn để trẻ biết làm theo lời mẹ nói. Về con chữ thì trẻ có thể nhớ được 1 chữ, từ đó cho trẻ chơi trò tìm xem chữ đó nằm ở đâu. Nếu trẻ chưa nhớ được cũng không cần sốt ruột, có khi để nhớ được chữ phải mất cả nửa năm. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ, và điều quan trọng là không được từ bỏ.

Nuôi dạy con là cả một hành trình dài, cha mẹ hãy luôn kiên trì đồng hành cùng con phát triển mạnh khoẻ mỗi ngày nhé. 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi