Các giai đoạn phát triển năng lực của trẻ

Các giai đoạn phát triển năng lực của trẻ

Trong 6 năm đầu đời chính là khoảng thời gian trẻ phát triển và hoàn thiện về trí lực cũng như thể chất. Chính vì vậy, cha mẹ đừng bỏ qua các giai đoạn phát triển năng lực của trẻ để rèn luyện và dạy trẻ những kỹ năng tốt nhất giúp trẻ phát huy tối đa năng lực phát triển.

Vậy những giai đoạn phát triển năng lực của trẻ cụ thể như thế nào và cha mẹ cần làm gì để kích thích, nuôi dưỡng năng lực cho trẻ? Hãy cùng Special Kid tìm hiểu nhé

Giai đoạn phát triển năng lực tiếp thu

Năng lực lắng nghe của trẻ| Special Kid

Đây là giai đoạn phát triển năng lực đầu đời của trẻ, diễn ra từ lúc mới sinh đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ phát triển năng lực tiếp thu hay còn gọi là phát triển giác quan.

Thính giác sẽ phát triển sớm nhất và đây cũng là giai đoạn mẫn cảm nhất, trẻ sẽ có những phản ứng lại với kích ứng bên ngoài và dần thích nghi với môi trường.. Nếu trẻ không có kích ứng và không có khả năng thích nghi thì tài năng của trẻ sẽ giảm dần.

Thính giác và thị giác bắt đầu hoạt động đồng thời (khoảng 3) tháng trở đi trẻ có thể đồng thời vừa nghe vừa nhìn). Tế bào não thị giác và thính giác nằm ở vị trí đối xứng trong não, nên kích ứng từ cả hai phía làm cho ký ức mạnh lên. Khi cho trẻ nghe hát, thay vì chỉ cho trẻ nghe để ngủ, mẹ hãy bế bé trong lòng và hát cho bé nghe thì trẻ sẽ nhớ hơn nhiều. Làm như vậy, xúc giác và thính giác đồng thời hoạt động, có hiệu quả rất cao.

Về khứu giác và vị giác thì được cho là phát huy khả năng ngay khi trẻ ra đời, nhưng, thực phải tới sau tháng thứ 5 sau khi sinh mới là thời kỳ mẫn cảm.

Cái quan trọng trong thời kỳ này, là phải kích hoạt đồng thời cả thị giác và thính giác của trẻ. Nên vừa cho bé xem tranh trong sách, vừa cho bé nghe hát, nghe thơ, nghe kể chuyện. 

Giai đoạn phát triển năng lực sáng tạo

Năng lực sáng tạc của trẻ| Special Kid

Năng lực sáng tạo của trẻ sẽ diễn ra trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là bắt đầu thời kỳ phát triển năng lực biểu hiện, mang tính tự phát. Càng là lúc này, tính độc lập và sáng tạo càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, xung quanh bé không có môi trường để học thì khả năng này nhanh chóng biến mất, mất cơ hội phát triển khả năng tìm hiểu bên ngoài, hoặc là có tính cách không thích quan tâm tới sự vật/ hiện tượng gì bên ngoài.

Ví dụ như khi bé bắt đầu trườn bò, vì sợ trườn bò nhiều thì nguy hiểm, nên bố/ mẹ nhốt bé vào cũi không cho bé trườn bò nữa, sẽ nảy sinh ra nhiều chuyện không tốt: trẻ mất khả năng vận động; vì không được tạo cơ hội cho tính tự phát, nên khi lớn lên trẻ nghèo nàn mong muốn. Vào thời kỳ trẻ bắt đầu có tính tự phát, ta cho trẻ vận động thoải mái. Hơn nữa, gọi là cho bé làm thoải mái (một cách tự do) mà không cung cấp dụng cụ học tập (như giấy, sáp màu, đồ chơi...) thì cũng không thể gọi là giáo dục tài năng được. Mặt khác, nếu nuôi dạy trẻ chỉ có cấm đoán, trẻ trở thành đứa bé hay tự ti. 

Từ 1 tuổi tới 2 tuổi, dẫn bé tới bồn cát, chơi nghịch cát. Chơi bằng bùn ướt, cũng là một món đồ chơi rất tốt, tốt hơn cả chơi cát khô. Nặn trứng bằng đất sét, tạo hình tự do, đó là cách học rất tự nhiên. Dắt bé đi chơi, chỉ cho bé quan sát cảnh vật xung quanh, hoa cỏ, cây cối, động vật, nhà cửa, trời mây, trăng sao, xe cộ...

Từ 2 tuổi tới 3 tuổi, cho bé đọc sách tranh. Đọc 1 cuốn nhưng nhiều lần. Dẫn bé đi chơi sở thú, thủy cung, để xem những con thú, con chim, con cá lạ bình thường không thấy..

Giai đoạn phát triển năng lực tư duy

Năng lực tư duy của trẻ| Special Kid

Từ 3 đến 6 tuổi là thời kỳ phát triển khả năng tư duy của trẻ. Vào giai đoạn này, phải huấn luyện các khả năng đó, tạo các kích ứng thích hợp, nếu không tư duy và kỹ thuật sẽ bị dừng lại. Cho đến 3 tuổi, bán cầu sau não hoạt động mạnh. Là vùng tri thức với chức năng lý giải, phán đoán. Chức năng của não người, tùy từng khu vực mà có sự khác nhau. Thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, ký ức, ý chí , sáng tạo... đều được tác tế bào não ở vị trí khác nhau điều khiển.

Chức năng của bán cầu não trước, là phần điều khiển sáng tạo quan trọng của người, và trước đó, là điều khiển khả năng tư duy.

Vì vậy, trong thời gian này, phải tặng thật nhiều tri thức càng tốt. Giáo dục thời kỳ này có giáo dục dạy bảo, giáo dục nạp thêm tri thức, giáo dục trí nhớ. Tuy nhiên, quá 3 tuổi, là thời gian phát triển của bán cầu não trước, dù chỉ nghiêng về giáo dục trí nhớ cũng không làm nâng cao khả năng tri thức của trẻ được, tốt hơn hết là huấn luyện cho trẻ tập dùng đầu óc để suy nghĩ .

Một em bé khỏe mạnh và thông minh phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Các bậc phụ huynh hãy luôn đồng hành và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất thông qua các giai đoạn phát triển năng lực của trẻ theo thông tin Special Kid đã cung cấp nhé. 

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi