Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho não bộ của trẻ

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho não bộ của trẻ

Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố then chốt giúp trẻ phát triển toàn diện và thể chất. Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ 0 – 2 tuổi) nếu trẻ được nuôi dưỡng khoa học và có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phát triển trí tuệ. Vậy trong giai đoạn 1.000 ngày của trẻ mẹ cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng gì cho trẻ? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Con cần gì trong 1.000 ngày đầu đời?

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), 1.000 ngày đầu đời  chính là khoảng thời gian “vàng”, là “cửa sổ phát triển trí não”, là cơ hội duy nhất để thiết lập nền tảng sức khỏe, tăng trưởng và phát triển trí lực tối ưu trong suốt cuộc đời.

Trong 1.000 ngày đầu đời cũng là lúc não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ và vượt trội nhất

Trong khi bộ não con người tiếp tục phát triển và thay đổi, thì giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của não bộ là trong ba tháng cuối của thai kỳ và hai năm đầu đời. Cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy não bộ dễ bị tổn thương nhất ở giai đoạn nó phát triển nhanh nhất.

1.000 ngày đầu tiên của trẻ cũng được ghi nhận với đặc trưng về tốc độ tăng sinh tế bào thần kinh nhanh chóng (số lượng tế bào), tăng trưởng và biệt hóa (độ phức tạp), sự myelin hóa (là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh, hỗ trợ việc tăng tốc độ giao tiếp điện giữa các tế bào thần kinh) và quá trình hình thành các khớp thần kinh giữa các tế bào thần kinh của hệ thần kinh (các tế bào thần kinh kết nối với nhau bởi các synapse). Nghiên cứu của Hội đồng Xúc tiến Y tế Singapore (HPB) cho thấy, não trẻ sơ sinh dù chỉ nặng bằng 25% não người lớn nhưng đã chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (nơ-ron). Khi trẻ tròn 12 tháng, não nhanh chóng tăng gấp đôi trọng lượng do các nơ-ron phát triển về kích thước và khối lượng. Tròn 2 tuổi, não trẻ hoàn thiện 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành.

Do đó, khoảng thời gian 1.000 ngày vàng chính là cơ hội duy nhất để cung cấp dinh dưỡng tối ưu đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ, và cũng là thời điểm não bộ dễ bị tổn thương nhất đối với bất kỳ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào.

 

Xem thêm: Bổ sung DHA giúp trẻ phát triển não bộ

 

Chế độ dinh dưỡng cho não bộ của trẻ trong 1.000 ngày đầu đời

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời gồm 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn thai kỳ (40 tuần thai)

dinh dưỡng giai đoạn thai kỳ | Special Kid

Giai đoạn thai kỳ mẹ cần bổ sung nhiều vi chất để trẻ phát triển trí não

Giai đoạn 9 tháng 10 ngày thai kỳ, trẻ được hình thành và lớn dần lên trong bụng mẹ bằng cách hấp thụ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hằng ngày của người mẹ. Vì vậy, giai đoạn này mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những dưỡng chất quan trọng như:

Bổ sung omega-3.

Omega-3 là một loại acid béo không no có trong thành phần của chất lipid (chất béo), cần thiết cho hoàn thiện chức năng nhìn của mắt và sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh. Sở dĩ mẹ bầu phải bổ sung Omega-3 bởi vì cơ thể con người không tự tổng hợp được những acid béo không no cần thiết này, mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. Do đó, để kích thích phát triển trí não thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung acid béo omega-3 từ nguồn thực phẩm tự nhiên có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, các loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó, hạt mắc ca… Hoặc có thể bổ sung bằng các sản phẩm Omega 3 chuyên biệt giúp cung cấp lượng DHA cần thiết cho thai nhi.

Bổ sung acid folic.

 Acid folic rất cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh của thai nhi. Ống thần kinh của thai nhi sẽ được khép kín trong vòng 28 ngày đầu tiên của thai kỳ, do đó việc bổ sung acid folic cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là bổ sung acid folic với liều 400 µg/ngày trước khi có thai 3 tháng. Ngoài ra, acid folic cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo máu và phát triển của các tế bào trong cơ thể do đó việc bổ sung acid folic nên được thực hiện suốt trong toàn bộ quá trình thai kỳ cũng với liều là 400 µg/ngày

Bổ sung Vitamin D

Đây là dưỡng chất cần thiết cho phát triển hệ xương của trẻ. Ngoài việc bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm chứa các loại vitamin này như trứng, sữa, dầu cá, mẹ bầu nên uống thêm khoảng 400 IU (10 µg)/ngày bắt đầu từ tuần thứ 12 của thai kỳ cho đến khi sinh.

Bổ sung sắt

Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị thiếu sắt trong thai kỳ, trẻ dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, suy thai, sinh non và có nguy cơ mắc các bệnh sơ sinh hơn trẻ bình thường. Đặc biệt, thiếu máu do thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin. Vì vậy, mẹ bầu nên tăng cường 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt trong thực đơn ăn uống mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, trứng, ngũ cốc và rau có màu xanh đậm… hoặc có thể uống thuốc bổ sung sắt với liều 60mg/ngày.

Giai đoạn trẻ từ 0 – 1 tuổi:

Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn sơ sinh| Special Kid

 Trong 6 tháng đầu đời trẻ nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ

Đây là giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Từ tháng thứ 7, trẻ sẽ được ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi có thể chia thành 2 cột mốc quan trọng là: Giai đoạn bú mẹ hoàn toàn và giai đoạn bắt đầu ăn dặm.

Giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn:

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và không thêm bất cứ dưỡng chất nào từ bên ngoài vào, kể cả nước, đồng thời nên duy trì cho con bú đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi. Mẹ nên tranh thủ cho con bú dòng sữa non trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Bởi những dòng sữa non này được ví như “liều vắc xin” đầu tiên giúp tăng cường miễn dịch, phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ.

Bên cạnh sữa non giàu vitamin A, kháng thể và các thành phần bảo vệ khác thì sữa mẹ có đầy đủ DHA/ARA và các hormone căn bản, giúp não bộ phát triển tối đa và hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

Khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ được bú sữa mẹ có khả năng phát triển tư duy tốt hơn. Vì vậy, dinh dưỡng của người mẹ trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng: dinh dưỡng của mẹ quyết định sức khỏe của con.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé, tuy nhiên, có nhiều trường hợp mẹ không có sữa hoặc mẹ bị các bệnh lý (lao tiến triển, áp xe vú, HIV…) phải dùng thuốc điều trị nên không thể nuôi con bằng sữa mẹ, thì trẻ sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa công thức. Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em, có thành phần gần giống với sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Để đảm bảo đủ chất và lượng sữa cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Trong giai đoạn này mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như Omega-3, Vitamin D, Canxi, Sắt….

Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm:

Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn ăn dặm| Special Kid

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần nhiều dưỡng chất để phát triển não bộ

Từ 6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước thời kỳ ăn dặm, vì lúc này sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ cần làm quen dần để thích nghi với thức ăn, quen với việc nhai, đảo thức ăn… Vì thế, mẹ cần cho bé làm quen với thức ăn từ đặc ít sang đặc nhiều, từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, và tăng dần lượng đạm trong khẩu phần ăn của trẻ.

Trong lần đầu tập cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm mới nào, mẹ nên cho trẻ ăn liên tục loại đó từ 3 – 5 ngày để trẻ làm quen và đánh giá tình trạng phản ứng của cơ thể trẻ với loại thực phẩm đó. Sau khi trẻ đã quen dần với thực phẩm đó, mẹ mới chuyển sang một loại thực phẩm mới.

Trong giai đoạn này, ngoài uống sữa, trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng là: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên bổ sung thêm nước trái cây tươi với liều lượng khoảng 150ml/ngày và khuyến khích bé uống thêm nước lọc.

Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 2 tuổi| Special Kid

Trẻ 2 tuổi phát triển ngôn ngữ cần nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ

Đây là giai đoạn cuối trong chuỗi ngày vàng phát triển của trẻ, vì vậy mẹ cần phát huy vai trò của dinh dưỡng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho trẻ. Giai đoạn này, trẻ không tăng cân nhiều nhưng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp… là nền tảng quan trọng của con người, vì vậy, dinh dưỡng cũng hết sức quan trọng.

Trung bình trẻ từ 1 – 2 tuổi cần 1.000 – 1.200 kcal/ngày (100 kcal/kg cân nặng). Nếu trẻ vận động nhiều thì mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các bữa ăn nhẹ bên cạnh bữa chính trong ngày. Trẻ nên ăn từ 4 – 6 bữa/ngày.

Với trẻ trong độ tuổi này nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực phẩm. Mẹ cũng nên bổ sung vi chất cần thiết cho trẻ như: Omega-3, Canxi, kẽm, sắt…giúp tăng cường miễn dịch và phát triển não bộ.

Special Kid với sứ mệnh “Chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho trẻ từ 0 – 10 tuổi” luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vi chất cho trẻ giúp trẻ tăng đề kháng, phát triển não bộ, cải thiện miễn dịch, tăng cường tiêu hoá, phát triển chiều cao…với bộ sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp về Việt Nam.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và mua sản phẩm tại website, fanpage và các hệ thống nhà thuốc lớn: FPT Long Châu, An Khang, Pharmacity….

Bài viết có tham khảo thông tin từ Viendinhduong và Nutrihome

← Bài trước Bài sau →

Gửi thắc mắc cho chúng tôi