Trẻ chậm nói có phải do thiếu Omega 3?
“Bé nhà em hiện được 25 tháng nhưng bé nói rất ít và chỉ nói được những từ đơn giản? Như vậy có phải bé bị chậm nói hay không ạ” Đó chính là thắc mắc của một phụ huynh có con chậm nói tại Hải Phòng gửi về cho Special Kid.
Hiện cũng có rất nhiều phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc nhận biết, phân biệt về trình trạng chậm nói của trẻ. Vậy trẻ như thế nào thì gọi là chậm nói? Nguyên nhân trẻ chậm nói do đâu? Và phương pháp cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ là gì? Hãy cùng Special Kid tìm hiểu trong bài viết này.
Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Khả năng ngôn ngữ của trẻ ở các giai đoạn là khác nhau
Một đứa trẻ bình thường sẽ trải qua các quá trình phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ 3- 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu học hỏi cách người lớn nói chuyện và có phản ứng với các tiếng động, phân biệt được giọng nói khác nhau
- Trẻ 6 - 9 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu ê, avaf phát ra được các âm thanh đơn giản một âm tiết
- Trẻ 9 – 12 tháng tuổi: Trong giai đoạn này các âm thanh “ê”, “a” mà trẻ phát ra có thể kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ ràng. Tùy vào khả năng ngôn ngữ của trẻ mà trong giai đoạn này nhiều trẻ có thể nói được 2 đến 3 từ đơn khá rõ như “bố”, “bà”, “mẹ”...
- Trẻ 12 – 15 tháng: Lúc này trẻ có thể phát ra những âm thanh như một bài hát nhưng bố mẹ sẽ không hiểu trẻ đang nói đến điều gì
- Trẻ 15 – 18 tháng: Ở giai đoạn này, các lời nói của trẻ thường kết hợp với cử chỉ cơ thể như vẫy tay, chỉ vào đồ vật. Khi sang tháng thứ 18, trẻ có thể bắt đầu nói và ghép 2 từ đơn với nhau, đồng thời cũng có thể nhận biết được nhiều đồ vật khi cho trẻ xem tranh, ảnh hoặc chỉ và gọi tên một số bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ 18 – 24 : Giai đoạn này trẻ đã biết nói và biểu hiện cùng hành động như “gật đầu – có” “lắc đầu – không” và bé có thể chào hỏi, gọi tên các thành viên trong gia đình
- Trẻ 2-3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ có thể nói rất nhiều, biết thêm nhiều từ mới có thể lên đến 200 từ, đôi khi sẽ tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi bé có thể tự tạo ra một cụm từ có ý nghĩa và bắt đầu đặt những câu hỏi đơn giản cho bố mẹ như “cái gì đây?”
- Trẻ 3 - 4 tuổi: Với độ tuổi này trẻ có thể giao tiếp với người lớn bình thường, kiểm soát được tốc độ nói, đặt câu hỏi nhiều hơn nữa khi trẻ muốn biết về một vấn đề nào nó.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Mỗi độ tuổi trẻ có các dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ khác nhau
Chậm nói hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ hiện nay rất phổ biến, số trẻ chậm nói chiếm phần lớn so với các vấn đề như chậm phát triển hoặc chậm vận động.
Có thể trình độ ngôn ngữ của trẻ phát triển nhưng tốc độ lại chậm hơn so với các bạn cùng tuổi thì đó có thể gọi là hiện tượng chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ.
Phụ huynh có thể nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn thông qua các dấu hiệu cơ bán như sau:
- Từ 3 – 6 tháng: Trẻ chậm nói sẽ có các dấu hiệu không đáp ứng với tiếng động mạnh, trẻ không phát ra các âm thanh đơn giản, khi đã 4 tháng tuổi bé vẫn không bắt chước được các âm thanh “ê”, “a” cơ bản.
- Từ 6 – 8 tháng: Trẻ không có nhiều đáp ứng với các tiếng động xung quanh.
- Từ 8 – 12 tháng: Trẻ không tìm cách giao tiếp với người xung quanh; không biết thực hiện các động tác đơn giản (vẫy tay, lắc đầu để từ chối…); không có dấu hiệu quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Từ 12 – 18 tháng: Bé không có phản ứng với lời nói và hành động của mọi người xung quanh, không thể nói được bất kỳ từ nào, không nhận biết được đồ vật qua tranh ảnh…
- Từ 18 – 24 tháng: Vốn từ ngữ của trẻ tăng rất chậm, nói được ít, không thể bắt chước lại lời nói của người khác, không nói được câu ghép gồm 2 từ, không biết được công dụng của các vật dụng quen thuộc trong nhà.
- Từ 2 – 3 tuổi: Dù đã 3 tuổi nhưng bé vẫn không sử dụng được các đại từ nhân xưng (con, ba, mẹ, ông, bà); không ai có thể hiểu ý của trẻ, không ghép được thành câu hoàn chỉnh, thường xuyên lắp bắp, âm thanh phát ra không rõ ràng, ít tương tác với người xung quanh…
- Từ 3 – 5 tuổi: Trẻ không thể biểu đạt ý muốn bằng một câu đầy đủ chủ vị, chưa phát âm được rõ ràng hầu hết các phụ âm, không sử dụng đại từ nhân xưng đúng cách…
Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Thiếu Omega 3 trong các giai đoạn phát triển khiến trẻ chậm nói
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm nói và cũng sẽ có rất nhiều trẻ bị chậm nói trong giai đoạn đầu đời. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói phải kể đến như
- Nguyên nhân bệnh lý: Khi các cơ quan liên quan tới phát âm như tai, họng, lưỡi hoặc não bộ gặp các vấn đề đều có thể dẫn đến chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Chậm nói có thể là một triệu chứng của hội chứng tự kỷ. Bệnh lý này gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, khiến hệ thần kinh bị rối loạn, gây ra các biểu hiện khác thường so với đứa trẻ bình thường.
- Nguyên nhân tâm lý: Khi còn nhỏ nếu vô tình phải trải qua một biến cố hoặc tai nạn nghiêm trọng nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của con.
- Do thiếu dinh dưỡng: Theo các nhà nghiên cứu những đứa trẻ sinh ra thiếu chất axit folic sẽ có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói. Đây là một hoạt chất có liên quan đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Cùng với đó nếu trẻ thiếu một trong số những vi chất sau cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ như:
- Thiếu Omega 3: Đây là acid béo có số lượng lớn trong não bộ. Nó đóng vai trò kiểm soát mọi chức năng và hoạt động của cơ quan này. Bao gồm cả việc học ngôn ngữ. Do đó, trẻ thiếu chất béo sẽ rất khó để phát triển toàn diện.
- Thiếu Vitamin A: Trẻ có thể bị viêm tai nếu chế độ ăn thiếu vitamin A. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nghe, từ đó gây nguy cơ chậm nói ở trẻ
- Thiếu Protein: Thiếu protein, trẻ sẽ không có năng lượng để cơ thể hoạt động. Từ đó khiến não bộ bị đình trệ, cải trở quá trình học hỏi và ghi nhớ
- Chất xơ: Hệ tiêu hóa có vai trò rất lớn cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu cơ quan này gặp vấn đề, trẻ khó có thể tập trung học bất kỳ một kỹ năng nào. Trong khi đó, chất xơ là nhóm chất mà cơ thể rất cần để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
- Các nguyên tố vi lượng: Sắt, iốt, kẽm,… là những nhóm chất cần thiết để giúp trẻ thêm năng lượng, nhanh nhẹn, hoạt bát, tập trung để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
Cải thiện chậm nói ở trẻ bằng cách nào?
Chế độ dinh dưỡng và phương pháp nói chuyện giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Khi nhận biết trẻ có các dấu hiệu của việc chậm nói, phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện cho trẻ như:
- Tích cực trò chuyện với con, dạy con nói từ mới
- Cùng trẻ nghe nhạc, đọc truyện để thúc đẩy vốn ngôn từ cho trẻ
- Dành thời gian chơi cùng con, khám phá mọi thứ xung quanh để trẻ tăng tập trung và tăng khả năng phản ứng
- Dạy trẻ những câu từ dễ hiểu, đơn giản đến phức tạp
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.
Đặc biệt, phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm nói như:
- Bổ sung Omega 3: Theo nghiên cứu trẻ được bổ sung Omega 3 thường xuyên sẽ giúp cải thiện chỉ số IQ, khả năng nhận thức, trí nhớ cũng như sự tập trung. Điều này có lợi cho quá trình điều trị tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ.
Có thể bổ sung Omega 3 cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như; cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân, rau cải xanh, dâu tây, dầu tảo biển…hoặc bổ sung Omega 3 cho trẻ từ các sản phẩm chuyên biệt
Bổ sung thực phẩm giàu acid folic và thực phẩm giàu kẽm, canxi, protein cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ.
Đối với những trẻ chậm nói không thể cải thiện bằng những biện pháp can thiệp tại nhà thì phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị sớm và tích cực từ bác sĩ chuyên môn.
Các bậc phụ huynh cần giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của trẻ hãy liên hệ ngay Hotline 0944925915 để chuyên gia của nhãn hàng tư vấn cho mình nhé! Chúc bé và gia đình thật nhiều sức khoẻ!